Theo đó, sẽ có khoảng 2.100 sản phẩm diệt khuẩn cấm lưu hành trên thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất sẽ có thời hạn một năm để loại bỏ hóa chất này ra khỏi sản phẩm hoặc ngừng cung ứng hàng ra thị trường. Qua đó, Mỹ cũng đưa ra lời khuyến cáo đối với người tiêu dùng cần sử dụng sản phẩm với nước và rửa sạch tay sau khi dùng sản phẩm tiệt trùng. Phán quyết này không ảnh hưởng đến các sản phẩm giấy ướt và nước rửa tay hay các sản phẩm khử trùng dùng trong lĩnh vực y tết.
Trong lúc Mỹ có lệnh cấm nhằm bảo vệ người tiêu dùng thì dường như thị trường chất tẩy rửa Việt Nam vẫn chưa có biến động. Các loại nước rửa tay, xàphòng, sữa tắm… của nhiều thương hiệu vẫn được bày bán và còn quảng cáo khá rầm rộ về khả năng diệt khuẩn vượt tại nhiều cửa hàng, cửa hiệu tạp hóa và kể cả trong các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…. Thậm chí, không ít sản phẩm nhà sản xuất còn ghi hẳng thành phần là một trong hai loại hóa chất nguy hiểm triclosan hoặc triclocarban nhưng không ghi rõ hàm lượng.
Trước những thông tin về việc Mỹ cấm 19 hóa chất có trong các sản phẩm diệt khuẩn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu báo cáo về tình có hay không sử dụng 19 chất thuộc danh mục cấm của FDA. Tuy nhiên thông tin bước đầu mà Cục Quản lý dược có được trước đây các nhà sản xuất có sử dụng hoạt chất có trong danh sách trên để sản xuất xàphòng rửa tay nhưng từ năm 2014 các hoạt chất này đã được thay thế. Còn về lâu dài, Việt Nam có cấm các hóa chất mà Mỹ đưa ra hay không trong các sản phẩm xàphòng, nước rửa tay, sữa tắm diệt khuẩn? Vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo luận tại hội nghị chung các nước ASEAN vào tháng 11.2016 tới đây.
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn cần lắm một sự phán quyết có trách nhiệm dựa trên cơ sở khoa học của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về hóa chất sử dụng trong sản xuất các sản phẩm tiệt trùng có hại hay không đến sức khỏe người sử dụng. Chúng ta không đến ngoài cuộc trước những lời cảnh báo của các nước vì lợi ích của người tiêu dùng.
Nguồn tin: Lao động