HÃŒNH TƯọ¢NG CON Rọ’NG TRONG TRUYọ†N Cọ” DÂN GIAN Ê đÊ, M’NÔNG

Chủ nhật - 05/02/2012 07:34 2.054 0
Truyện cổ dân gian Êđê, M’nông là một trong những kho tàng văn hóa độc đáo. Bên cạnh các chủ đề về sự tích sông núi, về những chiến công của các tù trưởng, anh hùng dũng sĩ và sự thông minh khéo léo của những người phụ nữ tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực của gia đình mẫu hệ, còn có một số truyện nói về hình tượng con rồng.

Con rồng theo tư duy của người Êđê, M’nông cũng là con vật linh thiêng, là vật tổ nhưng lại gần gũi với mọi người và hay giúp đỡ người nghèo. Rồng là hình tượng thần linh được dân gian hóa.

Trong thần thoại M’nông, có truyện "Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam" được thể hiện khá độc đáo. Truyện kể rằng trong buổi hoang sơ của đất trọi, có một người đàn ông khọe mạnh, tài giọi (giống Rồng) và một người đàn bà thông minh, xinh đẹp (giống Tiên), hai người kết duyên thành vợ chồng. đến ngày sinh nở, người vợ đẻ ra một cái bọc lớn, trong bọc có một trăm trứng và nở thành 50 người con trai, 50 người con gái. Khi các con đã lớn khôn, hai vợ chồng chia nhau mỗi bên 50 người con (gồm 25 trai, 25 gái). Người chồng đưa 50 người con xuống đồng bằng, người vợ đưa 50 người con lên núi sinh cơ lập nghiệp. Các con của họ lấy nhau thành vợ thành chồng. Nhưng một điều kỳ lạ xảy ra là không có cặp vợ chồng nào sinh con đẻ cái được. Họ vô cùng lo lắng về sự tồn tại của giống nòi mình. Cũng may nhọ loài khỉ cho họ một thứ lá cây quý để làm thuốc. Nhưng với điều kiện là loài người ăn được thứ gì thì phải cho loài khỉ ăn được thứ đó. Nhọ vậy mà loài người tồn tại, có con đàn cháu lũ, phát triển thành các tộc người như ngày nay. Câu chuyện này gần gũi với chuyện đẻ trăm trứng của người Kinh. Nhưng đây là sự lý giải nguồn gốc các dân tộc Việt Nam mang đậm tư duy của người M’nông nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Câu chuyện nhằm khẳng định nguồn gốc giống nòi, đó là sự hòa hợp giữa trọi và đất, giữa chim và cá, giữa rồng và tiên.

Truyện "Sự tích bốn mùa xuân - hạ - thu - đông" của dân tộc Êđê được thể hiện khá sinh động. Truyện kể rằng trên đường đi tìm mùa xuân, các bạn của cóc tía gồm: gấu, cọp, khỉ, thọ, …đi đến xứ sở mùa hạ thì gặp bác rồng râu tóc bạc phơ đang làm việc hăng say phun nước dưới sông lên làm mát cho đồng ruộng cọ cây. Thấy các bạn của cóc tía đến, bác rồng tiếp đãi nhiều món ăn quý của xứ sở mùa hạ. Sau đó bác rồng bảo các bạn của cóc tía ngồi lên lưng mình và bay đến xử sở mùa xuân. Nơi đây cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, hoa muôn sắc đua nở. Nàng xuân cùng các bạn xứ sở mùa xuân hân hoan chào đón bác rồng và các bạn của cóc tía. Qua nội dung câu chuyện này, hình tượng con rồng đã được dân gian hóa, trở thành người bạn gần gũi của muôn loài, giúp họ tìm được xứ sở mùa xuân tươi đẹp.

Trong truyện "Sự tích hồ Lak", có đoạn mô tả con rồng đánh nhau với con lươn suốt bảy ngày đêm mà không phân thắng bại làm cho hồ nước của chàng Lak dài rộng bao la giống hình con rồng uốn lượn. Nhọ vậy mà dân buôn khắp mọi vùng có nước để dùng khọi phải sợ hạn hán thiếu nước như những năm trước kia. Câu chuyện đơn giản thế, nhưng người dân các dân tộc sống ở nơi đây vẫn luôn nhớ đến chàng Lak, nhớ đến hình tượng con rồng đánh nhau với con lươn để tạo nên hồ nước cứu sống mọi buôn làng.

Truyện "Thần rồng và thanh gươm thần kỳ" và "Thần rồng và anh em nhà Y Rah - Y Rin", các nghệ nhân dân gian Êđê đã mô tả con rồng là một trong những vị thần của núi rừng Tây Nguyên luôn luôn hiện ra để giúp đỡ người nghèo khổ. Chính vì vậy mà cậu bé Y Jar và anh em Y Rah, Y Rin đã được thần rồng tặng hanh gươm quý và bày cách bảo vệ nguồn nước để trồng lúa, chăn nuôi, trở thành người giàu có nhất các buôn làng Tây Nguyên. Cũng từ đó, hằng năm việc cúng bến nước của đồng bào Êđê và các dân tộc khác trong vùng đã trở thành phong tục tập quán của các buôn làng Tây Nguyên.

Còn rất nhiều những câu chuyện của dân tộc Êđê, M’nông về hình tượng con rồng... Có thể khẳng định con rồng trong truyện cổ Êđê, M’nông là hình tượng cao đẹp, biểu hiện sức mạnh, hoài bão và ước mơ lý tưởng về một xã hội tươi đẹp. đây là hình tượng gần gũi với tư duy của người Việt trong văn hóa tâm linh và văn hóa nghệ thuật. Nó chính là bản sắc văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Minh Ngọc

Nguồn tin: Báo Đăk Lăk

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,610
  • Tổng lượt truy cập41,128,413
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây