Trong một tuyên bố hôm nay (21/8), Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc (FCCC) cho biết tính chất và tần suất của tình trạng này ngày càng đáng báo động và thậm chí một số sự việc còn có sự tham gia của lực lượng an ninh quốc gia.
Một số nhà báo quốc tế đã bị tấn công, bị tịch thu thiết bị tác nghiệp và bị cưỡng chế giam giữ trong ít nhất 4 vụ riêng biệt tại các địa điểm khác nhau từ cuối tháng 7 cho đến giữa tháng 8 vừa qua.
FCCC cho biết, một nhà báo của hãng tin Asahi Shimbun Nhật Bản đã bị cảnh sát hành hung khi đưa tin về cuộc biểu tình ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 28/7. Thiết bị tác nghiệp được cho là có giá trị vài nghìn USD của anh này đã bị các nhân viên an ninh lấy đi và không trả lại.FCCC cho rằng những sự việc này đã thể hiện một "nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất đối với các nhà báo đơn thuần làm nhiệm vụ chuyên môn ở Trung Quốc".
Hôm 10/8, cảnh sát mặc thưọng phục đã tấn công một phóng viên Truyền hình Châu à của Hồng Kông khi anh này đang quay về vụ bắt giữ bên ngoài toà án ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Một ngày sau đó, một nhóm phóng viên truyền hình đức ở tỉnh Hà Nam bị tấn công bởi một đám đông sau đó bị cáo buộc là gián điệp và bị giam giữ trong 9 giọ đồng hồ tại một nhà máy hóa chất trước khi được thả ra.
Hai ngày sau vụ việc này (13/8), 2 phóng viên đến từ Ba Lan và Hoa Kỳ đã bị nhiều xe hơi và cá nhân theo dõi, đe dọa khi đang tác nghiệp tại thành phố phía bắc, Ordos.
FCCC kêu gọi chính quyền các cấp của Trung Quốc đảm bảo an toàn cho các nhà báo tác nghiệp tại đây.
Phạm Khánh
Nguồn tin: infonet.vn