Hành xử thận trọng

Thứ hai - 27/08/2012 01:07 1.283 0
Quan hệ Trung Quốc (TQ) - Nhật Bản đang vô cùng căng thẳng do cuộc tranh chấp chủ quyền tại quần đảo ở biển Hoa đông mà TQ gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

 

Ngòi bùng nổ tranh chấp là do 14 người dân TQ ngày 15-8 đi thuyền đến cắm quốc kỳ ở quần đảo tranh chấp, bị nhà cầm quyền Nhật Bản bắt giữ, sau đó được trả tự do và 10 người Nhật ngày 19-8 cũng lên đảo cắm cọ nước mình.

Không chịu nhượng bộ bằng những cuộc khẩu chiến ngoại giao, người dân TQ đã tổ chức biểu tình ở 20 thành phố lớn khắp cả nước với hàng trăm ngàn người tham gia, tố cáo Nhật Bản "xâm chiếm lãnh thổ TQ". Bạo động đã xảy ra tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng đông khi người biểu tình đập phá cửa hàng của kiều dân Nhật, lật ô tô và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật.

Theo điều tra của hãng Bloomberg, các cuộc biểu tình chống Nhật trong những ngày qua ở TQ là lớn nhất kể từ năm 2005. Tân Hoa Xã xác nhận quan hệ Trung - Nhật đã  2 lần bùng nổ tranh chấp: Năm 2005, TQ lên án sách giáo khoa lịch sử Nhật không đả động đến việc Nhật Bản xâm lược TQ giữa thế kọ· trước; năm 2010, hải quân Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng TQ cho tàu va chạm một tàu tuần duyên Nhật ở biển Hoa đông. đài BBC cho rằng rất có thể Bắc Kinh "đã bật đèn xanh" cho quần chúng biểu tình để gây sức ép với Tokyo.

Giới truyền thông TQ đồng loạt "tấn công" Chính phủ Nhật Bản. Báo Thanh niên TQ tọ thái độ cực đoan: "Người biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật là thể hiện quyết tâm phản kháng chính quyền Tokyo". Tân Hoa Xã liên tiếp tung ra những bài bình luận cứng rắn lên án Chính phủ Nhật "chịu sức ép của cánh hữu, phá hoại quan hệ Trung - Nhật".

Dư luận khu vực đông Bắc Á đặc biệt quan tâm tới thái độ của Mỹ đối với quan hệ căng thẳng Trung - Nhật hiện nay trong bối cảnh Mỹ đang chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo AP, không phải ngẫu nhiên mà những ngày qua, các nhà lãnh đạo quân đội TQ và Nhật Bản lần lượt sang Washington gặp gỡ các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ.
 
Cầm đầu phái đoàn TQ là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ Thái Anh đỉnh và phái đoàn Nhật Bản do Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Shigeru Iwasaki làm trưởng đoàn. Giới quan sát cho rằng chắc chắn vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là chủ đề chính trong các cuộc hội đàm giữa Mỹ với 2 đối tác Bắc Kinh và Tokyo. Nhiều người đặt câu họi: "Liệu Mỹ có bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh chung nếu nổ ra xung đột ở Điếu Ngư/Senkaku?".

để trả lời câu họi này, báo The Strait Times của Singapore viết: "Quan hệ liên minh với Mỹ không chắc giúp Nhật trong vụ tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với TQ. Người Mỹ có lẽ chỉ ủng hộ Nhật Bản ở lời nói và động viên tinh thần. Với TQ, rõ ràng Bắc Kinh muốn tránh gây rối ren với Tokyo vào lúc này trong bối cảnh đang chuẩn bị đại hội đảng lần thứ 18 để chuyển giao quyền lực lãnh đạo đất nước.
 
Có một hy vọng mong manh là 2 bên có thể đồng tình với đề nghị năm 1978 của nhà lãnh đạo đặng Tiểu Bình rằng gác lại tranh chấp cho thế hệ tương lai giải quyết". Về khả năng này, giáo sư Đinh Vĩ, Khoa Chính trị trường đại học Hồng Kông, dự đoán: "Bắc Kinh chắc chắn phải chọn giải pháp hành xử thận trọng, không thể bị tác động bởi tinh thần dân tộc chủ nghĩa quá khích của người dân".
đọ– CHUYÊN

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,903
  • Tổng lượt truy cập41,126,706
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây