Hoạt động của Ban lâm nghiệp xã vẫn chưa phát huy hết hiệu quả

Thứ năm - 08/12/2011 23:30 2.922 0
Ngày 3-8-2004, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 826/2004 Qđ-UB về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban lâm nghiệp xã.

        Theo đó, Ban lâm nghiệp xã có nhiệm vụ tuyên truyền cho cộng đồng dân cư về rừng, hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng, thực hiện quy ước bảo vệ rừng; phối hợp các lực lượng liên quan trên địa bàn tuần tra bảo vệ rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thuộc thẩm quyền cấp xã.




Một số diện tích rừng được giao về cho xã Quảng Sơn (đắk Glong) quản lý bị chặt phá. Ảnh: Công Tính
 




Theo đánh giá thì nhiều năm qua, nhọ sự hoạt động của Ban lâm nghiệp xã mà tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng có phần hạn chế, góp phần gìn giữ tài nguyên rừng không bị cạn kiệt. Tuy nhiên, hoạt động của Ban lâm nghiệp xã vẫn còn nhiều bất cập nên dẫn đến chức năng của ban chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, vận động là chính. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Quốc Thụy, Trưởng Ban lâm nghiệp xã trường Xuân (đắk Song) cho biết: "Theo quy định thì Phó Ban lâm nghiệp (thưọng do Kiểm lâm địa bàn đảm trách) chịu trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Nhưng hiện tại chức năng vẫn hết sức chồng chéo, bởi Kiểm lâm địa bàn thuộc biên chế của Hạt kiểm lâm huyện, nhiều lúc chúng tôi cũng không quản lý được nên hay dẫn đến tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Cũng theo ông Thụy thì Ban lâm nghiệp xã không chỉ gặp khó khăn về mặt cơ cấu tổ chức mà còn ở kinh phí hoạt động. Các chức danh trong Ban đều do cán bộ trong ủy ban xã kiêm nhiệm và không có phụ cấp nên mọi hoạt động của Ban đều phải trông chọ vào ngân sách của xã. đơn cử như nếu điều động lực lượng dân quân thực hiện tuần tra, bắt giữ gỗ lậu thì xã phải trả tiền phụ cấp, từ 64.000 đến 300.000 đồng/người/ngày, theo Luật Dân quân tự vệ. Trong khi đó nguồn ngân sách của xã rất hạn hẹp nên nhiều khi rất khó triển khai". Còn ông Hồ Tràng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú (Krông Nô) thì hoạt động của Ban lâm nghiệp xã cho đến nay vẫn còn rất yếu bởi hầu hết cán bộ lâm nghiệp chưa được trang bị kiến thức về lĩnh vực luật và chuyên môn lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân còn hạn chế, đây là khó khăn, làm giảm hiệu quả hoạt động của cán bộ lâm nghiệp xã…
 
Theo ông Ngô Văn Thanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện đắk Song thì để "vực dậy" chức năng, nhiệm vụ của Ban lâm nghiệp xã, trước hết, chính quyền địa phương cần kiện toàn và duy trì hoạt động ban lâm nghiệp, trong đó chú trọng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lâm nghiệp xã. Trên cơ sở đó cần thống kê, khảo sát số lượng cán bộ lâm nghiệp xã để có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về luật và hành chính lâm nghiệp, bồi dưỡng về kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Một điều cần quan tâm là cơ quan cấp trên cần phải có cơ chế chính sách cho Ban lâm nghiệp xã để cho cán bộ trong ban yên tâm hoạt động. Giải quyết hàng loạt vấn đề trên có thể rất khó khăn, khó nhưng không thể không thực hiện trong khi công tác bảo vệ rừng ngày càng trở nên cấp thiết.
 
Minh Tín

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,199
  • Tổng lượt truy cập41,234,800
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây