Học giả Mỹ nêu 5 biện pháp Mỹ nên giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc

Thứ hai - 07/07/2014 04:21 891 0
Tiến sĩ Patrick M. Cronin (*) chuyên về châu Á - Thái Bình Dương vừa có bài viết trên tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương (Trung tâm Đông - Tây tại Washington) ngày 26.6, nêu 5 biện pháp Mỹ nên tiến hành để giúp Việt Nam đối phó các hành vi hung hăng từ Trung Quốc.


Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam là một phần của mô hình đáng lo ngại về hành vi hung hăng của Trung Quốc - Ảnh: Độc Lập

Theo tác giả, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam, đi kèm hàng loạt tàu bảo vệ đã gây ra căng thẳng giữa hai nước và cho cả khu vực.

Giàn khoan này nằm trong khu vực mà Trung Quốc tự đưa ra là đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) để yêu sách chủ quyền đến 80% diện tích Biển Đông. Trung Quốc ngần ngại không nói lên điều này vì sự khẳng định các yêu sách lịch sử là không có cơ sở theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bắc Kinh đang tìm kiếm cơ hội thể hiện sức mạnh của mình và làm cho đường 9 đoạn trở thành một thực tế và hợp pháp thực tế. Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà của mình. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 là một phần của mô hình đáng lo ngại về hành vi hung hăng của Trung Quốc.

Ngoài ra Trung Quốc còn tiến hành xây đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, nơi bãi đá Gạc Ma họ đã đánh chiếm của Việt Nam, khiến làm leo thang căng thẳng. Do vậy tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore cuối tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án Trung Quốc có những hành vi đơn phương, gây bất ổn đối với các nước láng giềng trên biển.

Theo tiến sĩ Cronin, sự gây hấn của Trung Quốc không nhằm chỉ với các nước láng giềng mà còn nhắm tới Mỹ. Mặc dù vậy, Mỹ cần phải kiên trì xây dựng một hệ thống mở, dựa trên pháp luật trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng trong khi chờ đợi, Mỹ cũng cần phải tìm cách để giải quyết sự hiếu chiến gia tăng của Trung Quốc. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại ở Biển Đông, Mỹ cần thúc đẩy quan hệ với Việt Nam để gây sức ép với Trung Quốc.

Với hai mục tiêu mà Mỹ muốn là duy trì an ninh khu vực và xây dựng trật tự, và tập trung vào việc chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc đơn phương làm thay đổi hiện trạng, có năm ưu tiên cần được Việt Nam và Mỹ cũng như khu vực nói chung quan tâm, theo tiến sĩ Cronin.


Tàu khu trục USS John S.McCain (DDG-56) của Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 7.4.2014, trong hoạt động hợp tác hải quân (NEA) thường niên giữa Mỹ và VN - Ảnh: Nguyễn Tú

Thứ nhất, như một phần của đối thoại an ninh Mỹ - Việt Nam đang phát triển, hai nước cần tập trung phát triển các chiến lược “chi phí áp đặt” có thể ngăn cản Trung Quốc từ những hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng hoặc xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi xấu. Chiến lược chi phí áp đặt có thể trực tiếp và gián tiếp, quân sự và phi quân sự, ngắn hạn và dài hạn. Nhưng chúng cần phải có tính khả thi, hiệu quả, và có ý nghĩa. Việt Nam cần phải cử quan chức cấp cao tới Washington để nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại này.

Thứ hai, cần có các cuộc diễn tập song phương và quân đội Mỹ ghé Việt Nam thường xuyên hơn qua Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PSI). Thông qua PSI, Mỹ có thể cung cấp một sự hiện diện an toàn mà không tham gia vào những gánh nặng, chi phí và rủi ro của việc cố gắng khôi phục lại một căn cứ quân sự vĩnh viễn. Đồng thời, một sự hợp tác Mỹ - Việt Nam lớn hơn có thể cải thiện tính chuyên nghiệp của nền quốc phòng Việt Nam và năng lực kết hợp hành động. Nâng cao cảnh báo về lĩnh vực hàng hải là mục tiêu hỗ trợ cả PSI và sẽ có lợi ích để phát hiện sớm các hành vi sai trái ở Biển Đông.

Thứ ba, Mỹ cần phải hỗ trợ đối thoại ba bên và hợp tác thiết thực giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, Malaysia và Philippines. Mỹ có thể hỗ trợ đối thoại thông qua các diễn đàn đa phương khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Washington cũng có thể khuyến khích các đồng minh và các đối tác của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và các thành viên khác của ASEAN) để cung cấp việc hỗ trợ đào tạo và giáo dục, trang thiết bị và chia sẻ thông tin. Mỹ nên khuyến khích Nhật Bản, nước hứa cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam bắt đầu vào năm tới, và Ấn Độ - đang sử dụng tàu ngầm của Nga, để hỗ trợ hải quân Việt Nam điều hành và triển khai tàu ngầm lớp Kilo. Khi Việt Nam bổ sung sáu tàu ngầm vào lực lượng hải quân nhỏ bé của mình, các nước khác cần phải giúp Việt Nam thiết lập hoạt động điều hành độc lập.


Tàu ngầm Hà Nội ở Cam Ranh tháng 1.2014. Ấn Độ đang hỗ trợ đào tạo hải quân Việt Nam điều hành tàu ngầm lớp Kilo - Ảnh: Nhà máy đóng tàu Admiralty (Nga)

Thứ tư, Mỹ nên chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Phạm vi và hình thức hỗ trợ quân sự trực tiếp vẫn có thể bị gắn với những yêu cầu “nhạy cảm", nhưng bây giờ là lúc để bắt đầu bán vũ khí hạn chế rất hữu ích cho việc chống lại sự bức hiếp bên ngoài. Những hệ thống như vậy có thể nâng cao năng lực bảo vệ bờ biển và tăng cường phòng thủ nếu có các phương tiện có khả năng gây sát thương đồng nghĩa với việc trừng phạt bất kỳ kẻ tấn công nào. Ngư lôi và tên lửa hành trình tầm ngắn sẽ tăng cường sức răn đe, và một kẻ xâm lược tiềm năng sẽ suy nghĩ hai lần trước khi sử dụng biện pháp ép buộc công khai hay sức mạnh hạn chế để thực hiện yêu sách của mình.

Thứ năm, Mỹ cần phải thúc giục Việt Nam và các thành viên ASEAN khác ủng hộ những quy định cụ thể cho việc duy trì trật tự trên biển và bảo vệ sự tự do chung trên biển Đông. Các bước cụ thể mà cuối cùng có thể là một phần của một Quy tắc ứng xử trên biển (CoC) cần được thúc đẩy và đưa vào thực hiện càng sớm càng tốt. Cần chấp nhận trọng tài quốc tế dựa trên quy định của UNCLOS.

Những bước này là minh họa của một bộ công cụ rộng lớn hơn ở cấp độ xử lý của các quan chức Việt Nam, Mỹ và khu vực để áp đặt cái giá phải trả của những hành vi xấu và cung cấp biện pháp bảo vệ cho việc tuân thủ các quy tắc thoả thuận song phương. Điều này là cần thiết vì Trung Quốc ngày càng gia tăng sự áp chế.

Anh Sơn

(*) Tiến sĩ Patrick M. Cronin là giám đốc cao cấp Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương (Trung tâm an ninh nước Mỹ mới)

Nguồn tin: tinnong.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,787
  • Tổng lượt truy cập41,235,388
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây