Tại đầu cầu đắk Nông, đồng chí Nguyễn đức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan đã tham dự.
|
Các đại biểu tham dự tại đầu cầu truyền hình đắk Nông |
Theo đánh giá của Bộ Tài chính thì sau 7 năm triển khai thực hiện Nđ 130 và Nđ 43, các chủ trương này đã nâng cao trách nhiệm, tăng cưọng sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước khắc phục được tình trạng cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới chọ sự chỉ đạo của cấp trên. Các nghị định cũng đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. Nhọ đó, thu nhập bình quân của người lao động từng bước đựợc cải thiện, góp phần thu hút nguồn lao động có trình độ vào làm việc tại các đơn vị, từng bước hạn chế nạn chảy chất xám của các đơn vị sự nghiệp chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các nghị định vẫn còn tồn tại một số bất cập như việc xác định mức ngân sách giao thực hiện cơ chế tự chủ chủ yếu căn cứ vào biên chế nên chưa gắn với kết quả công việc, chất lượng công việc; một số ngành, cơ quan thực hiện giao kinh phí tự chủ đối với các nội dung chi nghiệp vụ đặc thù, nhưng do chưa xác định rõ khối lượng công việc đặc thù nên việc thẩm định giao tự khoán kinh phí tự chủ chưa chính xác; về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính chưa được xác định đúng, đủ, chính xác nên chưa xác định được vị trí làm việc để làm cơ sở xác định biên chế.
Về phương hướng, nhiệm vụ triển khai 2 nghị định này trong giai đoạn 2013 - 2020, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị từng bước hoàn thiện và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính đối với cơ quan nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược tài chính 2011-2020 là xây dựng tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững; huy động, quản lý phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì các cơ quan, đơn vị cần tăng cưọng hơn nữa việc phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị, nhằm tạo sự đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động...
Tin, ảnh: Nguyễn Lương