Tại hội thảo, đại diện Sở Kế hoạch và đầu tư đã báo cáo về thực trạng lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hiện chỉ mới được chú trọng ở cấp tỉnh, còn đối với cấp huyện, thị xã thì chưa được thưọng xuyên và đặc biệt là cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch hiện nay cũng còn mang nặng tính thứ bậc, cứng nhắc, thiếu sự tự chủ, sáng tạo. Việc lập kế hoạch còn chưa tốt đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp và không thể hiện được chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ngành, địa phương. Ngoài ra, quá trình theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hiện chưa được chú trọng dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành kế hoạch không thích ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế…Vì thế, để công tác lập kế hoạch thục sự là động lực để phát triển kinh tế, xã hội thì điều quan trọng hơn hết là phải nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác lập kế hoạch ở các cấp. Mặt khác, trong quá trình triển khai công tác này cũng cần có sự đổi mới về tư duy, đó là huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp với các nguồn lực xã hội như vốn Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp… để nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch.
Cũng tại hội thảo, một số chuyên gia, lãnh đạo các ngành và địa phương đã nêu ý kiến đề xuất đổi mới cách thức lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh ta trong thời gian tới. đó là triển khai thí lập kế hoạch ở một số xã, phưọng và sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm, rồi triển khai ở cấp huyện thị, cấp tỉnh... để công tác lập kế hoạch được triển có hiệu quả thì tỉnh, các ngành nên áp dụng theo hình thức "vừa học vừa làm", tức là vừa học họi các địa phương khác, áp dụng và rút kinh nghiệm trên địa bàn toàn tỉnh. Mặt khác, trong quá trình triển khai xây dựng, các ngành, địa phương cần có sự giám sát một cách cụ thể, nhằm đánh giá đúng hiệu quả, gắn việc lập kế hoạch sát với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo môi trường ở từng địa phương…
Nguồn tin: Báo Đăk Nông