Hội thảo nhằm giúp nông dân, doanh nghiệp nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng của thương hiệu nông sản cũng như chiến lược, chính sách xây dựng và bảo vệ thương hiệu và tạo điều kiện cho mặt hàng nông sản phát triển theo hướng hàng hóa, tăng giá trị sản phẩm, mở rộng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; giúp cho Tỉnh có được những sản phẩm nông sản chủ lực, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm không chỉ ở cá nhân, doanh nghiệp địa phương mà còn ở cấp tỉnh, cấp quốc gia; đưa mặt hàng nông sản từng bước hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế.
Tại hội thảo, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ đã nêu thực trạng sản xuất, tiêu thụ nông sản cũng như việc đăng ký, xây dựng các thương hiệu nông sản của tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, năm 2010 tổng diện tích gieo trồng đạt 250 ngàn ha, sản lượng lương thực có hạt ước đạt 310.364 tấn: (62.532 tấn lúa; 247.382 tấn ngô). Diện tích sản lượng cây công nghiệp: Cà phê 75.946 ha, sản lượng 138.521 tấn; cao su 23.063 ha, sản lượng đạt 8.497 tấn mủ tươi, tiêu 1.1275.194 ha, sản lượng đạt 11.777 tấn. Diện tích cây công nghiệp hàng năm khoảng 25.000 ha, sản lượng đạt: 50.000 tấn trong đó chủ yếu là đậu lạc (8000 ha), đậu tương (16.000 ha). Khoai lang Nhật bản có diện tích 6.558 ha, sản lượng là 76.917 tấn.
Mặc dù sản lượng tăng, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm cũng như việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như: vốn, khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách… dẫn đến việc chế biến mới chỉ ở dạng thô, giá trị sản phẩm thấp. để nâng cao giá trị mặt hàng nông sản, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến thì cần phải đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản. đến nay, việc xây dựng thương hiệu cho nông sản của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn ngoài những nguyên nhân nêu trên còn do nhận thức của người dân và doanh nghiệp chưa cao, chính sách hỗ trợ xây dựng hiệu của tỉnh chưa được đảm bảo.
à kiến các chuyên gia cho rằng muốn xây dựng một thương hiệu nông sản, cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước về vốn, Khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách, đồng hành cùng với nông dân, doanh nghiệp từ việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến việc đăng ký bảo vệ thương hiệu thì mới xây dựng và bảo vệ được thương hiệu nông sản của mình.
Tại Hội thảo, Ông Nguyễn đức Luyện đã ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp, phân tích định hướng cho việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ hàng nông sản tỉnh đắk Nông của các chuyên gia và các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, tập huấn kiến thức về xây dựng thương hiệu hàng nông sản cho cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân để sớm có những chính sách xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản tỉnh đắk Nông.