Kết luận thanh tra phải được công khai

Thứ hai - 29/08/2011 21:54 1.720 0
Luật Thanh tra mới bổ sung sửa đổi đã được Quốc hội khóa XII thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2011. So với Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra mới ban hành đã quy định rõ các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm có: thanh tra Nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ có nhiệm vụ giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện thanh tra phải được đảm bảo không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Công tác thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thưọng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị thanh tra.
 
Điểm thay đổi đáng chú ý nhất trong Luật Thanh tra mới là tại khoản 1, Điều 39 đã quy định: Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tại khoản 2, Điều 39 cũng nhấn mạnh: Việc công khai kết luận thanh tra phải được thực hiện bằng các hình thức như công bố tại cuộc họp với các thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan thanh tra có thể tổ chức họp báo, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để công khai kết luận thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, kết luận thanh tra cũng được phép đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra Nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Nếu trong trường hợp không có điều kiện để tổ chức thực hiện việc công khai thì cơ quan thanh tra phải niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra hoặc cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. ọž khoản 3, Điều 39 cũng nêu rõ: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.
 
Trong Luật Thanh tra mới cũng quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân tại các xã, phưọng, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, tại Điều 66 quy định Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phưọng, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước. Tại Điều 67 cũng khẳng định: Ban thanh tra nhân dân được quyền kiến nghị với người có thẩm quyền để xử lý, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, vi phạm được phát hiện qua việc giám sát để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, đồng thời biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích...tại các cơ quan, đơn vị hành chính cũng như trong các doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với đó, Ban thanh tra nhân dân cũng được quyền giám sát việc thực hiện các kiến nghị theo quy định của pháp luật. Khi cần thiết, Chủ tịch UBND cấp xã, phưọng, thị trấn hoặc người đứng đầu tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước được quyền giao nhiệm vụ cho Ban thanh tra nhân dân xác minh những vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy chế dân chủ hoặc vi phạm pháp luật…
 
Theo ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Ban thưọng trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh thì Luật Thanh tra mới không những rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ mà còn tạo một hành lang pháp lý vững chắc đối với công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng cũng như việc giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo. Trong đó, việc công khai kết luận thanh tra chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng bưng bít sai phạm, tạo nên áp lực và sức mạnh răn đe đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện sai các quy định của pháp luật. Người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của các cá nhân, tổ chức cũng như nắm bắt được mức độ xử lý vi phạm của những đối tượng bị thanh tra, để có thể mạnh dạn đứng ra tố cáo các hành vi tiêu cực trong xã hội.

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay2,204
  • Tháng hiện tại52,439
  • Tổng lượt truy cập41,120,242
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây