Khám phá những con dấu trên Châu bản triều Nguyễn

Thứ hai - 07/11/2011 07:22 3.622 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Sự thay đổi của các con dấu phản ánh những biến động lịch sử trong 150 năm tồn tại của nhà Nguyễn.

Diễn ra từ nay đến hết ngày 31/12, triển lãm Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn quy tụ khoảng 140 hình dấu lần đầu tiên được công bố của hoàng tộc, quân đội, cơ quan địa phương của triều Nguyễn… giúp người xem hiểu được phần nào hệ thống hành chính của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam này.

Tại đây, những con dấu trên châu bản (văn bản hành chính dưới thời Nguyễn) được in lại và trình bày theo 3 hệ thống: Kim Bảo của Hoàng đế, ấn của phủ Tôn nhân và Hoàng thân; ấn của các cơ quan trung ương và quân đội; ấn của các cơ quan chính quyền địa phương. Những ấn chương này thể hiện sự xác tín, khẳng định tính hợp pháp của văn bản được ban hành của các cấp chính quyền.

 

Ấn Kiêm đốc hành nhân ty thời đồng Khánh, hình tròn bên ngoài khắc tiếng Pháp, trong là chữ Hán.


Qua những dấu ấn được trưng bày, có thể thấy được sự thay đổi của hệ thống hành chính triều Nguyễn, rõ nhất là ở ngôn ngữ thể hiện. Những con dấu của các triều vua đầu tiên khắc hoàn toàn bằng chữ Hán nhưng về sau khắc cả tiếng Pháp. Có cả trường hợp ý nghĩa con dấu bị thay đổi hoặc phải làm lại do nhà vua làm thất lạc khi chạy thoát khọi triều đình.

Dưới đây là một số hình ảnh đất Việt ghi nhận: 

Quốc gia tín bảo là dấu hình vuông, có viền ngoài 1,5cm, khắc theo lối triện thư, nét chữ ngắn, dễ đọc. Dấu dùng đóng trên các loại chiếu, chỉ, dụ và văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ. 

Dấu Tôn nhân phủ ấn thưọng được đóng trên các tọ khải, tư, biểu hay những công văn của phủ Tôn nhân - cơ quan đặc biệt trong tổ chức chính quyền triều Nguyễn, thay mặt nhà vua quản lý các vấn đề trong Hoàng tộc. Trong lịch sử tồn tại, dấu ấn này đã có sự thay đổi về ý nghĩa. Ban đầu chữ Tôn trong ấn có nghĩa là tôn tộc, sau này vua Thiệu Trị đổi thành chữ Tôn với ý nghĩa tôn kính.

Dấu Ngự tiền chi bảo ban đầu có hình bầu dục, sau khi vua Hàm Nghi làm thất lạc được làm lại hình bát giác. Con dấu này được đóng đè lên chữ Khâm thử trong lời dụ chi phê phụng trong bản sớ, tấu hoặc đóng lên niên hiệu ghi ở phần đầu của bản Dụ.

Dấu Kiến An công hầu là ấn của Hoàng tử Nguyễn Phúc đài, con thứ 5 của vua Gia Long, được phong làm Kiến An công. Dấu có viền ngoài 1,2cm, đóng ở dưới chữ niên trên dòng ghi niên đại. 

Dấu định An tổng ký là ấn của cai tổng, có màu đen, hình chữ nhật. ọž văn bản trên, dấu được đóng phía bên trái của dòng chữ Cai tổng Nguyễn Văn Yến thừa nhận thực ký nhằm xác nhận lại.

Dấu Tân Hòa huyện ấn có hai đường viền và chia làm hai tầng, tầng trên khắc tiếng Pháp, tầng dưới khắc chữ Hán. Dấu được đóng ở cuối các tọ biểu dụ của quan huyện Tân Hòa.

Dấu Kinh tế là dấu của bộ Kinh tế lập thời Bảo đại. Ấn có hình vuông, được đóng trên các chữ ký và châu phê của văn bản. Trên tài liệu châu bản có dấu ấn này chủ yếu được viết bằng chữ Quốc ngữ.

Dấu Văn thư phòng Quan phòng là dấu của Nội Các, được đóng phía dưới dòng đề niên hiệu. Ấn này được khác thành 3 hàng, chữ phòng ở hàng giữa dài gấp đôi các chữ khác để cân đối với bố cục. 

Binh, Công, Lại, Lễ, Hình, Hộ hành ấn. 6 ấn này là hành ấn của 6 bộ được Vua Minh Mệnh cho đúc năm 1827 để viên đường quan theo bộ giá tuần hành mang đi dùng khi gặp việc quan trọng.

Dấu ấn của Bộ hình, cơ quan tương đương với Tòa án tối cao ngày nay.

Nguồn tin: Аất Việt

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,882
  • Tổng lượt truy cập41,235,483
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây