Không dùng vàng giữ hộ dưới bất kỳ hình thức nào

Thứ tư - 21/08/2013 09:38 1.054 0
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư về hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng, trong đó nhấn mạnh đến việc ngân hàng không được sử dụng vàng miếng giữ hộ vào bất kỳ mục đích nào khác
Theo đó, hợp đồng bảo quản vàng miếng ngoài những nội dung cơ bản cần có, thì ngân hàng được phép giữ hộ vàng phải ghi rõ loại vàng miếng, số sê ri (nếu có), đặc điểm vàng miếng gửi bảo quản, đồng thời kèm theo số lượng vàng miếng gửi bảo quản, phí dịch vụ, thời hạn bảo quản, hình thức trả lại, cũng như địa điểm nhận và trả lại vàng miếng...
 
Các ngân hàng đang án "binh bất động" với dịch vụ giữ hộ vàng
 
Về thời hạn bảo quản vàng miếng, ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng, cũng như thỏa thuận về việc trả lại vàng miếng trước hạn.
 
Trường hợp hợp đồng bảo quản không xác định thời hạn, ngân hàng phải trả lại vàng miếng theo yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Và trong trường hợp này, hợp đồng phải thỏa thuận rõ thời hạn khách hàng phải báo trước với ngân hàng về việc trả lại vàng miếng.
 
Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng yêu cầu các ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng về hình thức trả lại vàng miếng đã nhận bảo quản theo một trong hai hình thức là trả lại chính số vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản hoặc trả lại vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản.
 
Đặc biệt, dự thảo thông tư quy định ngân hàng không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để trả vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác.
 
Dự thảo thông tư còn nhiều thông tin quy định về điều kiện để được tham gia bảo quản vàng miếng, cũng như trách nhiệm của ngân hàng khi triển khai dịch vụ này.
 
Được biết, sau thời điểm tất toán trạng thái vàng vào ngày 30-6, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo yêu cầu các ngân hàng ngừng dịch vụ giữ hộ vàng. Tuy nhiên, sau đó cũng chính cơ quan này đã cấp phép cho 12 ngân hàng được triển khai dịch vụ này bao gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, MHB, ABBank, VietCapital Bank, BaoVietBank, TienPhongBank, LienVietPostBank, ACB và MB.
 
Mặc dù vậy, từ đầu tháng 8 trở lại đây, các ngân hàng thương mại được cấp phép vẫn “án binh bất động”, chưa chính thức triển khai dịch vụ để chờ hướng dẫn mới.
 
Sáng mai đấu thầu 26.000 lượng vàng
 
Chiều nay 19-8, Ngân hàng Nhà nước thông báo gọi thầu 26.000 lượng vàng vào sáng 20-8 với giá đặt cọc 38,01 triệu đồng/lượng, bằng với giá mua vào trên thị trường lúc 17 giờ chiều nay.
 
Trên thị trường ngày 19-8, giá vàng SJC tăng vọt lên 38,1 triệu đồng/lượng (mua vào) ở buổi sáng và giá bán tăng lên 38,35 triệu đồng/lượng, cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
 
Tuy nhiên, vào cuối chiều khi vàng thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, giá vàng SJC cũng đi xuống nhẹ. Theo đó, giá vàng SJC mua vào còn 38,01 triệu đồng/lượng, giá bán ra đạt 38,26 triệu đồng/lượng, đều cao hơn mức giá ngày cuối tuần đúng 10.000 đồng.
 
Giá vàng quốc tế lúc này khoảng 1.377 USD/ounce, tương đương 35,06 triệu đồng/lượng quy đổi, thấp hơn giá bán vàng trong nước 3,2 triệu đồng/lượng.
V.Vinh
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    0Thích  
    21/08/2013 15:41

    VÀNG CẦN PHẢI HỌAT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC Mỗi quốc gia đều có điều kiện hòan cảnh khác nhau để có giải pháp để thực hiện trong việc quản lý tiền tệ, dịch vụ gửi vàng vào ngân hàng là cần thiết để bảo đảm an tòan vàng kể cả tính mạng của người dân, tránh xảy ra tình trạng trộm cướp tại nhà mà vừa qua có nhiều trường hợp xảy ra đối với các hộ dân. Đối với nước ta nhu cầu của người dân mua sắm vàng trang sức theo phong tục tập quán như lễ hỏi, cưới vv.. rất lớn. Cũng như nước Ấn độ nhu cầu mua sắm vàng của người dân rất lớn mỗi năm không biết bao nhiêu tấn vàng. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới dự trữ vàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ khi cần thiết, trong khi đó nước ta tiềm năng nguồn vàng trong nhân dân còn rất lớn, ước tính trên 500 tấn vàng, nhưng đến nay chưa được huy động vào các ngân hàng, đây là một sự lãng phí rất lớn trong xã hội, là nguồn tiền tệ cần thiết để góp phần phát triển kinh tế, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng đề án huy động vàng trong dân, đây là một chủ trương đúng đắn nhưng đến nay đề án vẫn chưa được triển khai thực hiện. Hiện nay thì NH Nhà nước ra Thông tư yêu cầu các NH thương mại dừng việc huy động và cho vay bằng vàng, do vậy người dân có nhu cầu không biết gửi vàng ở đâu, để tại nhà thì không yên tâm. NH Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tiến hành kinh doanh vàng với vai trò người kiến tạo thị trường, mua bán cuối cùng. Từ 8 thương hiệu vàng miếng đang sản xuất, lưu thông trên thị trường, NH Nhà nước tuyên bố chỉ duy nhất SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Mỗi khi giá vàng biến động, người dân đổ xô mua vàng làm một lượng tiền lớn chảy vào vàng nhưng không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Không biết hiện nay Đề án huy động vàng theo chủ trương của Chính phủ có tiếp tục triển khai hay không? Được biết theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nếu có dịch vụ gửi vàng thì buộc người gửi vàng phải nộp phí khi gửi vàng vào mà không áp dụng lãi suất khi gửi vàng, đây là điều bất hợp lý vì vàng cũng là một loại tiền tệ. Chúng ta chứng kiến trong thời gian vừa qua nhu cầu tiêu thụ sử dụng vàng trong dân rất lớn, các ngân hàng không có khả năng đáp ứng, vì vậy ngân hàng nhà nước phải bỏ ngoại tệ rất lớn để mua vàng từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Do vậy việc thực hiện đề án huy động vàng là việc rất cần thiết, phù hợp với tình thực tế của nước ta hiện nay. Còn ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh, Ngân hàng nhà nước nên cho phép kinh doanh vàng, họ được sử dụng vàng do người dân gửi vào phục vụ cho việc kinh doanh, nếu giá vàng lên xuống thất thường thì phải chịu rủi ro trong việc kinh doanh. Hiện nay Ngân hàng nhà nước dự thảo thông tư quy định ngân hàng không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay, đây chính sự lãng phí của cải xã hội, đi ngược quy luật hoạt động theo cơ chế thị trường. Cần phải xác định vàng là một loại tiền tệ đặc biệt, vàng cần phải hoạt động theo cơ chế thị trường như các quốc gia khác trên thế giới. Đề nghị ngân hàng nên quy định lãi suất tỷ lệ % hợp lý để khuyến khích thêm cho người dân gửi vàng vào ngân hàng, không nên để tại nhà là sự lãng phí trong xã hội, đồng thời đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,940
  • Tổng lượt truy cập41,236,541
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây