Không muốn thoát nghèo?

Thứ tư - 25/09/2013 22:33 1.227 0
Có hộ gia đình đã dùng 5 bức ảnh chụp ở các góc độ khác nhau để làm hồ sơ xin công nhận 5 hộ nghèo

 

Chiều 24-9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) đã tổ chức phiên giải trình việc phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo.

Chủ trì phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai cho biết: Trong 20 năm qua, Việt Nam đã giảm nghèo khá nhanh. Hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo từ chỗ chiếm 58% dân số năm 1993, nay còn khoảng 7,8%. Tuy nhiên, theo bà Mai, thực tế còn rất nhiều thách thức, như: Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỉ lệ tái nghèo cao; gần 50% hộ nghèo tập trung ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu; số hộ nghèo ở đô thị tăng nhanh trước các cú sốc kinh tế…

Đánh giá báo cáo, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm ủy ban, cho rằng tín dụng là kênh ưu đãi quan trọng trong giảm nghèo nhưng tỉ lệ hộ được vay so với tổng số hộ nghèo vẫn còn khoảng cách. Mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu đồng nhưng thực tế bình quân chỉ được 12-15 triệu đồng. Còn nhiều hộ chưa tiếp cận được vốn vay.

Theo ông Hùng, cần công khai các chương trình giảm nghèo và đề ra cơ chế giám sát để chống thất thoát, lãng phí. “Có địa phương cho hay gia đình dùng bức ảnh chụp một hộ nghèo ở 5 góc độ khác nhau để làm hồ sơ về 5 hộ nghèo” - ông Hùng nói.

Ảnh chỉ có tính minh họa

Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trần Thị Khá đề nghị làm rõ quy định thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các chương trình giảm nghèo để giảm tiêu cực.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005-2012 đạt gần 543.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 206.000 tỉ đồng, còn lại từ 6 nguồn khác như vốn ODA, trái phiếu Chính phủ...

Bà Chuyền thừa nhận có hiện tượng không muốn thoát nghèo và kiến nghị giảm dần chính sách cho không; tăng chính sách cho vay với lãi suất thấp. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ trực tiếp mà hiệu quả không cao thì cắt giảm.
 

Thay đổi quan niệm hôn nhân đồng giới

Cùng ngày, Ủy ban Về Các vấn đề xã hội đã họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết việc cấm đoán và xử lý hành chính hôn nhân đồng giới như hiện hành không còn phù hợp, do đó cần thay đổi quan niệm và phương thức quản lý.

Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai - đề nghị khi áp dụng quy định “mở” với người đồng giới cần tính đến vấn đề phát sinh như họ của đứa trẻ được nhận làm con của người cùng giới tính, việc đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ khi người cùng giới không sống chung với nhau hoặc có người mất đi.

THẾ DŨNG
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    1Thích  
    25/09/2013 16:33

    ĐỀ NGHỊ NHÀ NƯỚC CHO PHÉP CÁC HỘ NGHÈO ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ CẢ MỘT GIAI ĐOẠN ĐỂ THOÁT NGHÈO MỘT CÁCH BỀN VỮNG Hiện nay nhà nước rất có nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nghèo từ hổ trợ kinh phí làm nhà ở, đóng bảo hiểm y tế, hổ trợ đóng học phí cho các cháu đi học, hổ trợ kinh phí để sản xuất…do vậy tâm lý nhiều hộ không muốn thoát nghèo để tiếp tục được hưởng các chế độ chính sách nhà nước. Trong thời gian vừa qua qua điều tra hộ nghèo hàng năm ở các địa phương số lượng các hộ tái nghèo rất lớn, nguyên nhân mức quy định thu nhập giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh, chính sách hổ trợ cho hộ nghèo không kéo dài, do vậy hộ đã thoát nghèo không mang tính bền vững dễ quay lại tái nghèo, xuất phát do cách làm của Ngành lao động thương binh xã hội hiện nay. Mặc dù Chính phủ có chính sách hổ trợ cho hộ nghèo từng giai đoạn như từ 2006-2010 và 2011-2015, nhưng khi triển khai Bộ lao động thương binh xã hội chỉ đạo cho các địa phương hàng năm phải rà soát điều tra lại hộ nghèo và công bố danh sách hộ nghèo hàng năm, nếu như đầu năm 2011 xác định là hộ nghèo, cuối năm điều tra mức thu nhập vượt một ít như 260.000đ/1 người/tháng là hộ nghèo nay là 270.000đ/1 người/tháng trở thành hộ cận nghèo, do vậy khoãng cách mức thu nhập giữa hộ nghèo và cận nghèo rất bấp bênh. Những hộ nghèo đã trở thành hộ cận nghèo của năm sau sẽ không còn được hưởng chế độ của hộ nghèo nữa, cụ thể vừa qua đã xãy ra ở một số địa phương ở các tỉnh tây nguyên năm 2009 Chính phủ có chính sách hổ trợ hộ nghèo làm nhà, các địa phương thống kê danh sách các hộ này để được nhà nước hổ trợ, nhưng mãi đến năm 2011 trung ương mới có kinh phí hổ trợ cho các đối tượng này, các hộ mới có tiền để làm nhà, tuy nhiên khi cơ quan kiểm toán nhà nước đến kiểm tra phát hiện có một số hộ năm 2009 là hộ nghèo nhưng đến năm 2010 và 2011 không còn là hộ nghèo nữa thì cho rằng địa phương lập danh sách các hộ làm nhà theo chương trình 167 cp của Chính phủ không đúng, đề nghị xuất toán địa phương phải có trách nhiệm thu hồi lại số tiền đã hổ trợ cho các hộ này. Thiết nghỉ cơ quan kiểm toán thực hiện chế độ cho hộ nghèo quá cứng nhắc, đúng ra đây là lỗi của Nhà nước chớ không phải là các hộ dân, vì ngân sách nhà nước cấp kinh phí không kịp thời trong năm 2009 để hổ trợ làm nhà là đúng đối tượng, nhưng đến năm 2011 mới cấp thì cho rằng chi hổ trợ cho các hộ là sai. Để đảm bảo cho các hộ nghèo được thoát nghèo bền vững, đề nghị Chính phủ cho phép các hộ nghèo được hưởng chính sách liên tục trong cả một giai đoạn 2011-2015, không nên chỉ cho hưởng chế độ hộ nghèo từng năm, năm cuối của giai đoạn như năm 2015 sẽ tiến hành điều tra hộ nghèo cụ thể được bao nhiêu hộ thực sự đã thoát nghèo, có như vậy các hộ thực sự đã thoát nghèo bền vững. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay5,298
  • Tháng hiện tại52,796
  • Tổng lượt truy cập41,233,397
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây