Không thể dùng liều thuốc cũ

Thứ hai - 28/05/2012 09:48 1.284 0
Lực cản đối với tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là chúng ta quá coi trọng vai trò doanh nghiệp Nhà nước trong khi khu vực kinh tế này hoạt động chưa hiệu quả

 


Trong tiến trình tái cơ cấu kinh tế thì trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh: Hồng Thúy
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trường đH Kinh tế, đH Quốc gia Hà Nội vừa công bố báo cáo thưọng niên kinh tế Việt Nam năm 2012. Trong đó nhấn mạnh kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn suy giảm về năng suất và hiệu quả, nếu không thực hiện tái cơ cấu mà tiếp tục dựa vào vốn và lao động sẽ phát triển không bền vững.
Chưa rõ mục tiêu
Báo cáo đã phát hiện 3 đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam  trong giai đoạn hiện nay. đó là kinh tế  yếu kém do nguyên nhân nội tại là chính chứ không phải do tác động bên ngoài; dễ bị tổn thương hơn so với giai đoạn cách đây 5 năm, khi chưa hội nhập và từ năm 2007 đến nay,  nền kinh tế nước ta mất dần động lực tăng trưởng. Thực trạng này cho thấy Việt Nam  đang đối diện với thách thức tái cơ cấu kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), hệ thống tài chính ngân hàng và đầu tư công, trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu DNNN.
Tại thời điểm này, tái cơ cấu ngân hàng được đưa ra ở diện rộng nhưng lại chưa đưa ra mục tiêu rõ ràng như ở giai đoạn trước, chẳng hạn như có phải vì nợ xấu tăng cao mà phải tái cơ cấu hay không. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức 3,2% - 3,6% nhưng theo tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu của 41 ngân hàng, nợ xấu đã lên tới ít nhất 8,25% - 14%, trong đó đã loại trừ nợ xấu của Vinashin và Vinalines.
Trong lĩnh vực tái cơ cấu DNNN, hiện đang có 3 đề án của các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính và Ban đổi mới doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung chưa thống nhất với nhau. Theo nhóm nghiên cứu, trước tiên, cần xác định đúng vai trò của DNNN đối với nền kinh tế. Nếu tiếp tục cho DNNN có vai trò chủ đạo theo quan điểm chiếm tỉ trọng lớn về vốn, bao quát chủ yếu các lĩnh vực, ngành nghề thì sẽ rất khó thực hiện tái cơ cấu khu vực này.
Phải cam kết mạnh mẽ hơn
TS Nguyễn đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng khó khăn của nền kinh tế Việt Nam  hiện nay do tích tụ từ nhiều năm, muốn chữa bệnh không thể tiếp tục dùng liều thuốc cũ. Tái cơ cấu DNNN cần thực hiện quyết liệt hơn, nếu càng lo lắng về kinh phí thực hiện và an sinh xã hội sẽ càng làm chậm quá trình này. Theo TS Nguyễn đình Cung, DNNN không phải khu vực tạo công ăn việc làm đáng kể nhất, khi Nhà nước bán bớt cổ phần chính là mở ra cơ hội cho tư nhân vào tiếp quản, duy trì hoạt động. Như vậy, vấn đề việc làm không những không giảm mà có thể được mở rộng thêm, hiệu quả của doanh nghiệp cũng có khả năng được nâng cao hơn dựa theo cách làm "mỡ nó rán nó" như đã nói ở trên.
TS Lê Hồng Nhật, trường đH Kinh tế - Luật TPHCM, cho rằng lực cản đối với tái cơ cấu DNNN hiện nay là chúng ta quá coi trọng vai trò của DNNN, trong khi khu vực kinh tế này hoạt động chưa hiệu quả. Thể hiện ở việc liên tục tăng giá các mặt hàng độc quyền như điện, xăng dầu với nghịch lý là lạm phát càng tăng, doanh nghiệp bán giá càng cao và chúng ta vẫn phải tiếp tục đổ vốn vào DNNN bởi đây là công cụ thu thuế mà Nhà nước không thể thiếu thuế. Giải pháp quan trọng là phải cắt bọ hoàn toàn vòng xoáy này, bắt đầu từ tái cơ cấu hoạt động ngân sách, không thể để tiếp tục tranh giành vốn rồi đổ vào các dự án không hiệu quả.
đầu tư công không tạo ra hiệu quả
Tái cơ cấu đầu tư công được xác định là vấn đề phức tạp và rất khó khăn vì đầu tư công ở Việt Nam có nhiều nghịch lý, điển hình là đầu tư công quá lớn nhưng không tạo ra hiệu quả. Trái lại, đầu tư công đã lấn át, đẩy khu vực tư nhân ra khơi thị trường chứ không phải thúc đẩy đầu tư tư nhân. Cứ 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp khoảng 0,48%.
 
Tô Hà
  • Ý kiến bạn đọc
    MINH TRI
    28/05/2012 13:04

    Siết chặt đầu tư công để phát triển kinh tế Một đất nước muốn phát triển cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công. Tuy nhiên cần phải biết đầu tư cái gì, lãnh vực nào là cần thiết để tạo điều kiện động lực cho nền kinh tế phát triển. Cần thận trọng khi quyết định đầu tư, nhất là việc sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, WB v.v… Điều quan trọng là làm thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, tăng được nguồn thu cho ngân sách để có nguồn hoàn trả vốn vay với nước ngoài như đã cam kết. ọž các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, đầu tư đều ưu tiên cho lĩnh vực giao thông l trong đó đường bộ rồi đến đường thủy, đường hàng không, đường sắt. Tiếp đến là đầu tư cho lĩnh vực năng lượng điện, các công trình thủy lợi. đối với các công trình phục vụ cho xã hội cần ưu tiên cho các công trình trường học, bệnh viện. ọž các nước, các công trình giao thông đều có chất lượng rất tốt. Như tại thủ đô Bangkok, dù bị ngập nước hơn 1 tháng nhưng sau khi nước rút, công trình giao thông không bị ảnh hưởng hư họng gì, các phương tiện giao thông vẫn hoạt động bình thưọng. Hàn Quốc cũng tập trung đầu tư 5 tuyến đường bộ cao tốc từ thủ đô Seoul về các tỉnh, thành phố như đường quốc lộ như ở nước ta. Các tuyến đường này đã đầu tư 30-40 năm rồi, nhưng đến nay chất lượng còn rất tốt. Chính những con đường cao tốc này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất Hàn. ọž nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài, chất lượng kém. Tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả cao, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian. đoạn đường từ TP HCM đến Buôn Ma Thuột chẳng hạn, dài 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 2 giọ là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 9 giọ, thật là lãng phí. Thực tế trong đầu tư công bên sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài chủ yếu các bộ ngành trung ương, như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục v.v…Do vậy việc siết chặt đầu tư công và đầu tư công có hiệu quả từ nguồn vay nước ngoài là trách nhiệm của các bộ ngành trung ương. Trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần thiết phải giảm chi tiêu đầu tư công, nhưng cần phải xem xét nên chi cái gì và giảm chi cái gì. Trước tiên phải kiên quyết không nên mua sắm những tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết như xe ô tô trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Tập trung nguồn kinh phí đầu tư dứt điểm các công trình đang dở dang như các bệnh viện, trường học thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trong lãnh vực giao thông nhất là các tuyến đường quốc lộ, sớm nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 14, quốc lộ 51…Quan điểm đầu tư tập trung vốn làm đoạn nào dứt điểm đoạn đó, chú trọng đến chất lượng công trình. Nếu phát hiện công trình nào thi công kém chất lượng phải kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với đơn vị thi công và ban quản lý dự án, cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để gây ra hậu quả lãng phí tiền của nhà nước quá lớn. Minh Trí

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,490
  • Tổng lượt truy cập41,127,293
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây