Không thể lại trao cho ngân hàng một thứ quyền "không đáng có"

Thứ ba - 12/06/2012 05:26 1.520 0
Nếu chỉ có quyết định giảm lãi suất huy động VND xuống 9%/năm kể từ hôm nay 11/6,và chỉ áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên thì thật bất công và e rằng doanh nghiệp sẽ vẫn rất khó tiếp cận với mức lãi suất trần ở 4 lĩnh vực ưu tiên vì cho đến thời điểm này các Doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi vay 17% đến 19% năm và tình trạng tiêu cực vẫn sẽ cứ tiếp tục diễn ra.
Người thiệt vẫn là nhân dân gửi tiền và người đi vay tiền còn ngân hàng vẫn ung dung hưởng lợi và quyền "không đáng có".

 

Lãi suất đang giảm mạnh
Tại sao lại nói là quyền "không đáng có "? 
 
Thứ nhất : Tại sao  Lại chỉ quy định trần lãi tiền gửi là  một mức  từ 14%,13% % ,rồi 11% năm và từ  11/6, trần lãi suất huy động VND chính thức được cácngân hàng điều chỉnh về mức 9%/năm nhưng chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng, còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. đây có phải lại là một biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ bằng giải pháp hành chính không và vẫn có yếu tố của sự độc quyền về tài chính của ngành ngân hàng không ?
 
Theo đó các ngân hàng tự nhiên được quyền cho khách hàng vay với lãi suất nào tùy thuộc vào khả năng và "quan hệ " của khách hàng còn tiêu chí đưa ra 4  lĩnh vực ưu tiên có thể chỉ tồn tại trên giấy hoặc đối với các khách hàng có "khả năng quan hệ ngầm " thôi còn thực tế để được diệt vào 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên này  doanh nghiệp đã phải qua "cò" từ 3-4 % năm theo như lời phát biểu của đại biểu QH An tại diễn đàn QH  nhưng  đã bị Thống đốc "bọ qua " câu họi này ! 
 

Theo lý giải từ NHNN, quy định như vậy tạo thuận lợi cho các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn theo kỳ hạn theo hướng tốt lên. đây cũng là một bước đi để tiến tới dỡ bọ trần lãi suất tiền gửi tối đa đối với VND trong thời gian tới. Nhưng vấn đề thực tế việc không  khống chế trần lãi suất cho vay ở các lĩnh vực khác là một quyết định quá phi lí vì đa số các khoản nợ cũ mà các doanh nghiệp đang phải chịu trả một mức lãi suất vẫn rất cao có ngân hàng vẫn đang thu lãi suất cho tới ngày hôm nay vay tiêu dùng như mua ô tô đến 22.3% năm. Và các món vay khác mặc dù thực tế là vay cho hoạt động đầu tư kinh doanh thì đã được các cán bộ ngân hàng "tư vấn" để làm thủ tục cho vay đơn giản thì cứ vay mua Bất động sản (nhà, đất) và phải chịu lãi vay vẫn rất cao 16,8% năm.

Nếu tính lãi biên ở các trường hợp này thì vẫn là mức "khủng" trên dưới 10% năm một sự quá bất hợp lý này  đã gây quá nhiều khó khăn và thiệt thòi cho các doanh nghiệp đi vay trong hoàn cảnh hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước cần quy định rõ mức lãi biên tối thiểu và tối đa cho các ngân hàng thực hiện về nguyên tắc thì chỉ được từ 2,5 đến 3% năm mà ngay hiện tại đã chênh là 4% năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, còn nếu không phải là lĩnh vực ưu tiên thì sẽ cộng thêm gấp đôi quy định sẽ ở mức 7-8% năm do vậy nói cho cùng ngân hàng vẫn lợi và có thêm các quyền "không đáng có" đó là quyền cho ai, cho doanh nghiệp nào vào diện 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên ? đây chính là khoảng chông pháp lý để các ngân hàng trục lợi hoặc là sân,đất  cho sự nảy sinh tiêu cực "kiểu xin cho" chứ mất hết tính bình đẳng mà mang đặc điểm của sự độc quyền.

 Mặt khác  nếu NHNN khẳng định việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào,thị trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Trongkhi đó, mức lãi suất tiền gửi tối đa theo quy định hiện nay (11%/năm) ởmức khá cao, khoảng 3% so với lạm phát dự báo của tháng 6/2012 so vớicùng kỳ năm 2011 (khoảng 7,4 - 7,5%) và lạm phát kỳ vọng cả năm 2012(khoảng 7 - 8%). Mức lãi suất trên cũng chênh lệch cao so với lãi suấttiền gửi huy động USD (khoảng 2%/năm) và mức tăng tọ· giá kỳ vọng (khoảng2 - 3%/năm). Thì việc không quy định trần lãi suất cho vay tối đa là vô lý. 

Cùng với quyết định giảm lãi suất huy động VND xuống 9%/năm kể từ hôm nay, NHNN cũng áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiênlà: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhọ và vừa (Nhưng như phân tích ở trên nếu không vào diện ưu tiên trên thì doanh nghiệp sẽ phải vay ở mức nào? Do vậy sẽ lại có cuộc "chạy" đua tiêu chuẩn để vào 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên thế là thị trường tài chính lại xáo trộn và rất nhiều tiêu cực và bất cập khác nảy sinh.

Giải thích cho quyết định này, NHNN nói: Nếu áp dụng một mức trần lãi suất cho vay chung sẽ dẫn đến tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến khích và đối tượng không khuyến khích. Các lĩnh vực ưu tiên cần có một mức lãi suất thấp hơn; trong khi đó, đối với các lĩnh vực không khuyến khích, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương của Chính phủ, thì lãi suất cho vay có thể cao hơn. Nhưng cao hơn là bao nhiêu thì Ngân hàng nhà nước không quy định như vây chẳng khác nào hạ lãi suất để ngân hàng  lại cứ cầm đằng chuôi cho người gửi và doanh nghiệp đi vay cầm đằng lưỡi "kiểu gì thì cũng chết" ?

NHNN cho biết thêm, nếu chỉ quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (không quy định trần lãi suất huy động và cho vay) thì chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên nhân là vì các TCTD yếu kém, đang gặp khó khăn về thanh khoản có thể tăng lãi suất huy động lên cao để mở rộng huy động vốn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, từ đó kéo lãi suất cho vay tăng theo. Xin thưa rằng chúng ta không thể biện luận mãi việc "độc quyền " như thế này mà cần hơn hết là phải nghĩ đến điều phải cứu các doanh nghiệp thoát chết , dỡ bọ khó khăn vì nợ vay quá lớn với mức lãi  vay quá cao từ cũng quá lâu rồi ?

đừng cứ biện luận để giành thế thắng trên sự khó khăn và "thoi thóp" của các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác mình. Ngành ngân hàng suy cho cùng thì cũng chỉ là doanh nghiệp vì vậy nếu hệ thống ngân hàng không chịu tháo dỡ thế độc quyền và lợi ích nhóm đẩy khách hàng của mình đến chỗ chết thì cũng đến lượt mình hết thị phần thì lúc đó thực sự rủi ro cho cá nền kinh tế ? Như phát biểu của một đại biểu quốc hội hôm vừa qua được VTV1 truyền tải trực tiếp đã khuyến cáo Chính phủ rằng nếu để "nhóm lợi ích " chi phối nền tài chính quốc gia thực sự là nguy hiểm cho nền kinh tế và có thể nó sẽ len lọi vào cuộc điều phối cả lĩnh vực tái cơ cấu nền kinh tế trong tương lai dài.

Cụ thể lúc này đối với lãi suất cho vay, NHNN  cần ban hành quy định về mức  lãi biên để áp dụng cho tất cả các khoản vay và các đối tượng vay cụ thể 4 lĩnh vực ưu tiên tạm thời là 13% năm thì các lĩnh vực khác chỉ được phép là 14% năm thôi như vậy mực lãi biên cũng đã là 4-5% năm cao gấp đôi  quy định của ngân hàng thế giới .Nếu có biện pháp khống chế lãi vay như vậy thì sẽ bọ được rất nhiều tiêu cực và chắc chắn cũng không còn đất cho các kiểu "cò" hoạt động mà lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của ngân hàng và lợi ích ổn định nền tài chính quốc gia đều được cải thiện và ổn định. 

Suy cho cùng nếu mức lãi suất cho vay quá cao doanh nghiệp sẽ thà chết chứ không thể vay thêm để mắc nợ hoài ? Mặt khác ngân hàng cũng sẽ không thể điều tiết được dòng tiền dự nợ tín dụng âm sẽ còn diễn ra và lợi ích  của ngân hàng cũng sẽ phần nào suy giảm và thêm nhiều rủi ro với gánh nợ xấu gia tăng. đất để cho các kiểu "cò " hoạt động thì ngân hàng cũng không thu được về mà là "cò" ở giữa thu lợi của các bên một sự bất ổn không đáng có trên thị trường kinh tế cạnh tranh bình đẳng.

Chúng ta hãy nhìn ra thế giới như ông Megumu Motohisha, Phó TGđ phụ trách tài chính vi mô của TienPhongBank cho biết:  ọž Nhật Bản lãi suất huy động gần như bằng 0, lãi suất cho vay chỉ ở mức 2% và các nước trong khu vực thì lãi xuất huy động cũng chỉ  ở mức 3 -4% năm còn lãi cho vay chỉ ở mức 5-6% năm vậy mà ở Việt Nam áp dụng mức lãi suất cao như vậy có phải là nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài? Nhưng thực tế không biết có thu hút được bao nhiêu nguồn vốn đầu tư của nước ngoài mà Doanh nghiệp Việt Nam đã chết trận đến quá nửa rồi ? 

ọž mỗi quốc gia đều có một  chính sách tài chính tài khóa  khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế riêng, Nhưng dù ở hoàn cảnh và điều kiện nào thì vấn đề quy định giữa lãi huy động và lãi vay chỉ ở mức bình quân từ 2 đến 2,5% năm thôi còn ở ta nhưng năm tháng qua  đã tồn tại đến mức lãi biên không tưởng lãi hơn cả kinh doanh "hàng cấm" hay "buôn lậu " thì mới có mức lãi biên từ 12 đến 18% như những ngày qua vì vậy nếu lãi suất cho vay cao sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Thì sẽ làm sụp đổ nền kinh tế vì vậy đối với nền kinh tế Việt Nam, lãi suất đang cần được trở lại mức hợp lý" và vấn đề không quy định lãi suất cho vay tối đa là một sự bất công và không bình thưọng. Cần có quy định ngay về lãi suât cho vay đối đa không vượt quá lãi suất huy động tối đa 3-4% năm. 

                                                                                                                     Mai Phương

Ý kiến bạn đọc

Phải để thị trường điều chỉnh trước khi Nhà nước can thiệp
Tôi đồng ý với tác gia, cần kéo lãi suất vay và cho vay về mức hợp lý , biện độ chỉ 2-4% tùy theo ngành nghề có độ rủi ro thấp, cao khác nhau. Phải kiên quyết để vào quý 3-4, lãi suất cho vay sản xuất và xuất khẩu từ 8-10% là cần thiết
Lê Hiếu Hữu
 
NHNN SỊM ÁP Dọ¤NG TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY CHO TẤT CẢ CÁC DOANH NGHIọ†P
Hiện nay hàng chục ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv.. Mặc dù vừa qua Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm , đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Tuy nhiên đối với Ngân hàng nhà nước vẫn có quan điểm không có gì phải vội. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồn để tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý. đa phần đều thống nhất quan điểm trên, tuy nhiên chỉ riêng Ngân hàng nhà nước không đồng tình quan điểm này, cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp , như vậy không biết đến lúc nào mới thích hợp ? Có lẽ đến lúc tất cả các doanh nghiệp trong cả nước không còn họat động nữa mới thích hợp ? Vì lý do NHNN đưa ra chưa áp dụng trần lãi suất đối với doanh nghiệp thật sự không thuyết phục người dân kể cả các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm. Thực tế tại thời điểm hiện nay các doanh nghiệp phải vay với mức lãi suất từ 17 đến 19 % /năm, qua đó chứng tọ NHNN đang bảo vệ lợi ích của các ngân hàng thương mại chứ không vì lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang chọ sự quyết định đúng đắn, công tâm, kịp thời của NHNN. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,911
  • Tổng lượt truy cập41,236,512
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây