Kiến nghị mức giữ xe vi phạm 500.000 đồng/ngày

Thứ ba - 06/03/2012 13:38 1.260 0
Nhằm lập lại kọ· cương về an toàn giao thông trong năm 2012, UBND TPHCM kiến nghị HđND thành phố thông qua nghị quyết cho phép tăng mức trông giữ xe vi phạm luật giao thông lên 500.000 đồng/ngày/chiếc đối với các hành vi vi phạm giao thông gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội.

đây là một trong những nội dung được UBND TPHCM kiến nghị HđND thành phố trong kỳ họp thứ tư chuyên đề về "An toàn giao thông năm 2012" diễn ra ngày 1-3.

Tai nạn và ùn tắc giao thông chưa được cải thiện

Qua báo cáo của UBND TPHCM, tình hình tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố năm 2011 vẫn chưa được cải thiện nhiều, tình hình tai nạn lúc tăng lúc giảm thất thưọng giữa các tháng trong năm.

Trong năm 2011, số xe cá nhân vẫn tiếp tục tăng 13% so với năm 2010 (tăng 636.419 xe) gây nên tình trạng quá tải. Tính đến hết năm 2011 số xe trên địa bàn thành phố là hơn 5,5 triệu xe, trong đó xe máy chiếm đến 5 triệu xe.

Báo cáo với HđND thành phố, Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín, cho biết tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, giữ xe vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều quận, huyện. Trong khi tình trạng ùn tắc giao thông chưa được cải thiện thì tiến độ di dọi các cảng biển, bến xe khách liên tỉnh, trường đại học ra các khu quy hoạch vẫn còn chậm.

Trong thời gian tới, thành phố sẽ thực hiện nhiều biện pháp mạnh để lập lại trật tự an toàn giao thông. Trong đó, sẽ tập trung thu hồi các giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè không còn phù hợp, xóa một số điểm đậu xe dưới lòng đường. Chủ tịch ủy ban các cấp phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND thành phố về trật tự vỉa hè, lòng đường do địa bàn mình quản lý.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ đề xuất với Chính phủ cho thực hiện thí điểm đề án quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua giấy chứng nhận quyền mua xe (COE). để hạn chế lượng xe cá nhân, thành phố sẽ xây dựng phương án tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới các loại xe. Trong đó, có một số loại phí như lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số...

Thành phố cũng sẽ triển khai thí điểm việc cấm xe taxi, xe trên 30 chỗ ngồi lưu thông trong một khoảng thời gian nhất định trên một số tuyến đường có mật độ giao thông cao. Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức lại giao thông nhiều tuyến đường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, bố trí lệch giọ học, giọ làm...

Kiến nghị tăng mức trông giữ xe vi phạm lên 500.000 đồng/ngày

Trong khi chọ Quốc hội và Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thành phố kiến nghị HđND thông qua nghị quyết kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép thí điểm việc tịch thu tất cả phương tiện tham gia đua xe trái phép, chạy xe gây rối trật tự công cộng trên địa bàn TPHCM (bất kể chủ sở hữu).

để giảm tình trạng người vi phạm giao thông, UBND thành phố cũng kiến nghị HđND thành phố thông qua nghị quyết cho phép tăng mức thu phí giữ xe vi phạm luật giao thông lên 500.000 đồng/ngày/chiếc đối với các hành vi vi phạm giao thông gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội.

Ngoài ra, thành phố cũng kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép TPHCM triển khai phương án thu phí đối với các loại xe cá nhân để hạn chế sự gia tăng quá nhanh của các loại xe như hiện nay. Kinh phí thu được từ các phương tiện sẽ được đưa vào quỹ phát triển hạ tầng giao thông để đầu tư cho hạ tầng của thành phố.

Trong phần thảo luận sáng 1-3, đại biểu Lâm Thiếu Quân, góp ý việc tịch thu xe đua cần phải xem xét đến tính pháp lý. Trong Luật Giao thông đường bộ chỉ xử phạt lái xe chứ không xử phạt chủ xe. ọž các nước trên thế giới thì họ xử phạt cả người lái xe và chủ xe. Do đó, thành phố cần kiến nghị Chính phủ xử phạt cả chủ xe để chủ xe phải có trách nhiệm trong việc nhắc nhở lái xe chấp hành luật giao thông và có tính răn đe cao hơn.

Ông Quân cũng cho rằng, khi lực lượng thanh tra giao thông còn mọng thì thành phố cần lắp đặt thêm các camera ở các giao lộ để có cơ sở xử phạt những người vi phạm.

Về vấn đề tăng mức phí giữ xe vi phạm giao thông, đại biểu Bùi Tá Hoàng Vũ kiến nghị thành phố cần tăng mức giữ xe vi phạm giao thông lên 1 triệu đồng/ngày và tăng quyền xử phạt cho các quận, huyện. Với mức xử phạt như vậy thì mới đảm bảo được tính nghiêm minh trong an toàn giao thông. Ông Vũ cũng đề xuất để tránh tình trạng đua xe trái phép thành phố nên nghiên cứu mở trường đua xe để những người yêu thích tốc độ có nơi tham gia.

Còn đại biểu Tô Thị Bích Châu thì cho rằng với những đối tượng đua xe cần phải xử phạt thêm hình thức bổ sung là lao động công ích để có tính răn đe cao hơn. Trong nghị định 34 về xử phạt vi phạm giao thông, các hành vi lấn chiếm vỉa hè lòng đường bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng, việc thực thi rất khó khăn, hành lang pháp lý chưa có đủ cơ sở để thực hiện.

Những người buôn bán ở vỉa hè, lòng đường đa phần là những người dân nghèo không có đủ tiền để nộp phạt. Vì vậy, thành phố cần kiến nghị Chính phủ điều chỉnh mức xử phạt với hành vi này cho phù hợp để địa phương có cơ sở xử phạt.

Ý kiến của bạn



Minh Trí

Hiện nay tình trạng đua xe lạng lách hầu như đã xảy ra ở các địa phương, nó đã trở thành quốc nạn, hậu quả xảy ra rất thương tâm, nhiều gia đình đã chứng kiến người thân ra đi, còn một số thì phải mang thương tật suốt đọi. Các địa phương cũng có nhiều giải pháp tích cực để ngăn chặn, nhưng cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. đã đến lúc đòi họi pháp luật phải được điều chỉnh sửa đổi kịp thời mang tính răn đe. Chúng ta biết đối tượng tham gia đua xe lạng lách chủ yếu là thanh niên, thuộc gia đình khá giả được cha mẹ chiều chuộng, con cái muốn gì được đó, vì vậy nhiều bậc cha mẹ đã mua sắm cho con mình những phương tiện đắt tiền từ xe mô tô đến ô tô.

Trước tiên phải nói đến trách nhiệm của cha mẹ, của nhà trường nơi các em đang học, đòi họi phải có trách nhiệm trong công tác quản lý giáo dục các em. Nếu các em chưa đủ độ tuổi để sử dụng các phương tiện trên, thì các bậc cha mẹ không nên mua sắm các phương tiện đó, còn trách nhiệm của nhà trường phải có cam kết giữa các em và nhà trường trong việc sử dụng phương tiện, vấn đề chấp hành luật an toàn giao thông.

trường hợp các em sử dụng phương tiện tham gia đua xe lạng lách, nếu phát hiện đề nghị phải tịch thu phương tiện dù là thuộc tài sản của ai đó, điều này giúp cho người chủ sở hữu phương tiện hết sức quan tâm, cân nhắc xem xét nên cho ai mượn phương tiện khi cần thiết, nhằm tránh hậu quả xảy ra.

đối với các phương tiện đã tịch thu, nếu phương tiện nào đã thay đổi thiết kế mẫu mã ban đầu có thể thành lập hội đồng để tiêu hủy, vì thực tế có nhiều loại xe mô tô muốn chạy nhanh đã xoáy nòng làm cho tốc độ chạy nhanh hơn rất nhiều, có nhiều xe thì hầu như thay đổi mẫu mã hoàn toàn nhìn không biết nó là loại xe gì.

Luật cũng cần nghiên cứu bổ sung để xử lý đối với chủ các cơ sở sửa chữa xe, cố tình làm thay đổi hiện trạng xe ban đầu, vì đã góp phần trong việc gây tai nạn giao thông.

Trong thời gian vừa qua có nhiều lái xe đang chở khách nhưng vẫn sử dụng điện thoại di động, do không tập trung đã gây ra tai nạn nghiêm trọng hậu quả làm chết và bị thương nhiều mgười. đây là hành vi gây hậu quả không tốt, đề nghị cần bổ sung trong luật, cấm lái xe trong khi lái không được sử dụng điện thoại di động, nếu muốn nghe phải dừng lại để nghe, trường hợp vi phạm sẽ phạt nặng có thể thu bằng lái.

Hy vọng việc bổ sung các điều luật mới, sẽ có sự chuyển biến trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông.


Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: giao thông
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay1,837
  • Tháng hiện tại49,335
  • Tổng lượt truy cập41,229,936
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây