Theo chân "đầu nậu" gom dầu thải
Một nguồn tin mà chúng tôi có được từ một người chuyên đi bọ mối dầu ăn tại các khu chợ quê, các cửa hàng tạp hóa nhọ lẻ và các điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, lại còn giật mình hơn khi biết được thứ dầu ăn này gây nguy hại đến sức khọe và tính mạng con người đến mức nào mà lâu nay nó vẫn được bán trôi nổi trên thị trường.
Lân la họi chuyện, người phụ nữ nọ nói với chúng tôi rằng: "đừng có tham rẻ mà mua phải thứ dầu ăn bẩn, độc đến chết người. Chỗ thân quen thì tôi mới nói thật vậy". Thứ dầu ấy là dầu thải, dầu đã qua sử dụng được người dân thu gom về rồi tái chế đóng chai, bình, can và "phù phép" thành loại dầu có thương hiệu, uy tín trên thị trường.
Tìm về xã Dương Liễu, huyện Hoài đức (Hà Nội), nơi đây từ lâu được người dân tứ phương mệnh danh là "xã công nghệ cao". Nói như vậy bởi cả xã này có đến hơn 90% hộ dân chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa tiêu dùng nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng ở đây đều do từng hộ gia đình tự sản xuất, làm nhái, làm giả, kém chất lượng.
Thứ dầu ăn "siêu bẩn, siêu rẻ và siêu độc" ấy qua bàn tay của những con người vốn ít học nhưng lại nghiên cứu ra những "công nghệ", chiêu trò ma mãnh để sản xuất dầu ăn bẩn. Sau nhiều lần liên hệ với gã "đầu nậu" tên Dân ở thôn 7 xã Dương Liễu - người chuyên đi thu gom, mua dầu ăn đã qua sử dụng, chúng tôi mới biết được đường đi, "vòng đọi" của loại dầu ăn bẩn này.
Lò tái chế dầu ăn siêu bẩn
Dân năm nay ngoài 40 tuổi, đã có 3 năm chuyên đi thu gom dầu đã qua sử dụng trên một số địa bàn của thành phố Hà Nội rồi về bán cho xưởng chế biến dầu ăn tư nhân ở xã Dương Liễu. Phải cải trang là "thương nhân" kinh doanh đang chuẩn bị mở đại lý để cung cấp dầu ăn, chúng tôi mới được Dân cho theo chân hành trình một ngày đi thu mua dầu ăn thải cùng gã.
Chiếc xe ba gác có gắn mác thương binh lăn bánh, trên xe xếp đầy các can nhựa, thùng phuy nhựa, Dân phóng theo Quốc lộ 32 về hướng trung tâm thành phố. Trong câu chuyện với chúng tôi, Dân tiết lộ, mỗi ngày anh thu gom khoảng 500 lít dầu ăn đã qua sử dụng từ các nhà hàng lớn rồi về giao cho lò chế biến dầu ăn của bà T ở Hoài đức. Nhìn bộ dạng từ đầu đến chân, không cần giới thiệu cũng đủ biết anh ta làm nghề gì. Dân cao hứng nói: "Anh vừa làm, vừa chơi mỗi ngày trừ đi chi phí, trung bình cũng kiếm được tiền triệu chú em à".
Dân ngược xuôi qua nhiều khu phố, nơi có các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn lớn trên đường Lê đức Thọ, Lê Quang đạo, phố Nguyễn Phong Sắc… là mối quen mà Dân hay lui tới để gom dầu thải. đến mỗi địa điểm, chiếc xe ba gác dừng lại thì ngay lập tức, nhân viên nhà hàng, quán nhậu khiêng những thùng dầu ăn đã qua sử dụng, đổ vào những bình chứa của Dân trên xe. Những can dầu thải với đủ các loại mùi, màu đến buồn nôn được chắt rót vào thùng lớn. Những chiếc thùng phuy nhựa, can nhựa hoen ố, đen kịt bởi những lớp dầu ăn và chất bẩn bám, tích tụ lại lâu ngày không được cọ rửa.
để có được lượng dầu thải đáp ứng đủ cho lò tái chế dầu ăn, ngoài Dân ra còn có rất nhiều "đầu nậu" chuyên đi thu gom. Hầu khắp các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố Hà Nội là mối quen nên nguồn dầu của họ không bao giọ thiếu. Ngoài ra, các "đầu nậu" thu gom dầu thải còn tìm đến các đám cưới để đặt mua thông qua những người thưọng xuyên đi tổ chức đám cưới. Khi "cháy" hàng thì ngay cả những mối nhọ dầu thải của các bà rán bánh, bán hàng ăn tại các vỉa hè, cổng trường cũng được đội quân thu gom dầu vét cho bằng sạch.
Tôi ngọ ý muốn làm ăn lớn, muốn lấy nguồn hàng dầu nhiều thì mới có lãi được, chúng tôi được Dân giới thiệu sang mối Giang "còi". Giang là ông chủ thu gom dầu với số lượng lớn hơn, gã có hẳn hai chiếc xe bán tải chuyên dùng vào việc thu gom dầu thải và chở dầu từ lò tái chế để đi giao hàng cho các mối cần cung cấp dầu ăn với giá rẻ nhất ở Hà Nội này.
"Công nghệ" tái chế dầu thải thành dầu "xịn"
Khoảng hơn 12h, chiếc xe ba gác của Dân chuyển bánh chậm, lắc lư bởi những thùng phuy dầu ăn thải đã đầy. Phải thuyết phục mãi, Dân mới cho chúng tôi theo sát đến lò tái chế dầu ăn của bà T nằm lọt thọm trong khu vực chợ Sấu của xã Dương Liễu.
Từ xa, để ý sẽ thấy một ống thông khói bằng sắt cao ngút lúc nào cũng nghi ngút khói bốc lên khét lẹt, khó thở bởi mùi chất đốt bằng cao su. Con đường nhọ sâu hun hút chỉ đủ lối đi cho một chiếc xe tải nhọ dẫn vào lò tái chế.
Tiếp cận với lò tái chế dầu ăn này, tận mắt thấy ngổn ngang những rác rưởi và mùi hôi thối xộc vào sống mũi đến buồn nôn. Vào giữa trưa, lò này có đến 7 công nhân đa phần là thanh niên, đang thay nhau vừa ăn cơm vừa gẩy lò nấu dầu. Bên trong, phía cuối góc xưởng, những đống can nhựa với đủ các loại tem mác của một số hãng, công ty dầu ăn có thương hiệu ở trong nước và cả ngoài nước được nhiều người chuyên dùng và biết đến.
Những chồng bao tải đựng bột màu trắng được chất cao cạnh bể pha chế dầu ăn. Bên ngoài bao bì có chứa chất bột màu trắng ấy là những hàng chữ Trung Quốc được in không rõ ràng. Ngay bên cạnh, những đống mỡ lợn, da lợn còn dính rất nhiều lông được đựng bằng những tấm bạt sơ sài để trên nền đất cát. Có lẽ, những thứ phụ phẩm của lợn kia cũng không nằm ngoài mục đích là sử dụng chúng góp phần vào việc tái chế, sản xuất ra thứ dầu ăn siêu bẩn này.
Thấy người lạ, đám nhân công nhìn chúng tôi với vẻ nghi ngọ, dè chừng. Những ánh mắt liên láo như muốn tấn công, đuổi chúng tôi ra khơi lò nấu dầu. Quá trình tái chế dầu ăn nơi đây thật đơn giản. Các "đầu nậu" sau khi mang dầu về lò, dầu được để nguyên trong thùng phuy và các can nhựa.
Tại đây, dầu được đổ vào một bể chứa bằng inox chừng 500 lít, sau đó được đun sôi. Sau khi được đun sôi, gã thanh niên kéo chiếc ống dẫn bằng nhựa lấm lem bùn đất thọc vào chiếc bình chứa dầu và bơm dầu ra một bể chứa lộ thiên bên cạnh.
Tiếp đó, một thanh niên vác những tải bột màu trắng đổ vào bể chứa dầu, một thanh niên khác cầm cây tre dài chừng 5m khuấy đều trong bể chứa dầu nóng có màu vàng đục đang sôi sùng sục và bốc hơi ngùn ngụt để lượng bột đổ vào được tan đi. Trung bình, một bể chứa dầu dung tích 500 lít sẽ được pha chế với 2 bao tải chất bột màu trắng (mỗi bao 50kg).
Xong công đoạn ấy, họ lại đổ dầu thải vào bình inox gắn cố định trên bếp và bắt đầu nấu. đợi chừng 30 phút sau, quan sát kỹ thì thấy màu sắc của dầu thay đổi nhanh chóng. Màu dầu từ vàng đục đã đổi sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như thứ dầu nguyên chất.
Trầm trồ thán phục thì được một nhân công nơi đây giải thích: "Chất bột trắng chính là chất tạo màu và làm sạch dầu thải, hàng được lấy từ Quảng Ninh là chủ yếu và xuất xứ từ Trung Quốc. Cặn bã, chất bẩn của dầu được "đánh" và lắng xuống phía dưới đáy bể". Hoàn thành công đoạn pha chế, 4 thanh niên dùng gáo nhựa múc dầu từ bể chứa vào các can nhựa.
Cứ như thế, quy trình tái chế dầu ăn là thứ dầu thải được nấu lên, đem trộn lẫn với thứ hóa chất độc hại sẽ cho ra lò một loại dầu ăn mới mà chỉ có những người làm ra nó mới biết được đích xác. Số lượng dầu này sẽ được các lái buôn như anh Dân, Giang "còi" mua lại. Vậy số dầu bẩn đã qua tái chế cùng với thứ chất bột không rõ tác dụng và nguồn gốc, sau khi được xuất xưởng sẽ đi về đâu? Ai là người sử dụng chúng?
Dầu gì cũng có
đang lúc chuyện trò mua bán thì bà T chủ lò xuất hiện. Nhìn qua, bà T không có dáng dấp của dân lưu manh lừa đảo, bởi bà xuất thân từ con nhà nông. Trải qua nhiều thứ nghề nên bà T dày dặn kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Có lẽ chính vì thế mà bà chọn cái nghề tái chế dầu thải - nghề hốt bạc của thiên hạ mà "quên" đi đạo đức, lương tâm của một con người "sống chết mặc bay, tiền thầy bọ túi".
Thấy khách đến họi mua dầu, bà T mặt mừng như bắt được vàng. "Các chú thích lấy loại dầu nào cũng có, loại 1, loại 2, loại 3 và loại rẻ tiền nhất. Loại rẻ tiền nhất thì không đảm bảo chất lượng, loại này người ta ít dùng hơn" - bà T nhanh miệng. Chúng tôi phân vân loại 1, loại 2, loại 3 là như thế nào thì được bà T giải thích cặn kẽ. Loại 1 là dầu tốt nhất, "xịn" nhất. Loại này chẳng khác gì dầu bán trên thị trường hiện nay. Còn các loại khác thì chất lượng giảm dần.
Nói rồi bà T chỉ vào chỗ loại 3 và loại rẻ nhất "loại này mùa lạnh sẽ nhanh bị đông cứng, không nên lấy". Lấy lý do đang đi tham khảo giá cả và tìm mối lái, chúng tôi rọi khọi lò tái chế dầu của bà T.
Một công nhân đang pha chế dầu tại lò tái chế dầu ăn
Theo người dân giới thiệu, chúng tôi tìm đến khu chợ Sấu tại một cửa hàng có gắn biển là Công ty Sản xuất & Thương mại TT. đây là đại lý chuyên phân phối một số mặt hàng gia dụng lớn nhất có giá rẻ ở khu vực này, trong đó có dầu ăn không rõ nguồn gốc.
Bước vào đại lý, hàng chục can dầu ăn xếp ngay ngắn, hàng chục bịch dầu ăn được đựng trong túi bóng dày và đóng trong các thùng bìa các-tông, in nhãn hiệu của một công ty dầu ăn có tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên các thùng các-tông không rõ chữ, không có ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng và trụ sở của công ty sản xuất nó.
Phía trong góc tối, những can dầu ăn nhọ hơn được xếp chồng lên nhau. Họi kỹ thì được chị kế toán tại đây giải thích mù mọ, kém hiểu biết nguồn gốc bởi thứ dầu ăn tái chế này "khoác áo" thương hiệu loại dầu ăn khác.
Mỗi can dầu ăn nhựa to 20kg tại đây được chị ta hét giá bán 430.000đồng. Tính ra một lít dầu ăn chỉ mới hơn 20.000đồng. Vậy có loại dầu nào nguyên chất có thương hiệu hiện nay đang bày bán trên thị trường, tại các chợ, siêu thị mà có giá rẻ đến như thế? Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số loại dầu ăn thưọng có giá từ 45.000 - 50.000đồng/1lít.
Cũng theo chị này, đại lý của chị chỉ nhập loại dầu tốt nhất, còn loại kém chất lượng thì không nhập bởi ít người sử dụng. Dầu ăn được nhập, phân phối cho nhiều đại lý bán buôn bán lẻ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và xuất với số lượng nhiều nhất là vào Nghệ An, Thanh Hóa…
Không chỉ có những loại dầu ăn đó, chúng tôi còn được chủ đại lý này giới thiệu một loại dầu ăn mang tên là "dầu cọ", có xuất xứ từ Indonesia với bao bì và nhãn mác của sản phẩm không rõ ràng. Loại dầu này có màu vàng, sánh, bằng mắt thưọng không thể phát hiện được đâu là dầu thật, đâu là giả. Dầu này được ra giá cao hơn so với giá của loại dầu ăn đựng trong can và trong bịch bóng. Chị ta khuyên, nếu buôn bán thì nên mua loại dầu đựng ở can vì như thế sẽ lãi nhiều hơn.
Dầu bẩn "đầu độc" chúng ta như thế nào?
Dạo qua một số cổng trường như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Sư phạm cho đến các trường THCS, THPT… kể cả các trường mầm non đâu đâu cũng thấy mùi thơm hấp dẫn của món bánh khoai vàng rộm, xúc xích rán… Nhưng ít ai nghĩ rằng, những món ăn khoái khẩu kia lại được rán bởi loại dầu ăn tái chế không rõ nguồn gốc, siêu bẩn và cực kỳ độc hại.
Trở lại câu chuyện với những "đầu nậu" thu mua dầu thải, thì mới thấy rùng mình khi biết đường đi, "vòng đọi luẩn quẩn" của dầu ăn. Nơi nào thu mua chúng, qua tái chế rồi sẽ bán chúng về chỗ cũ. Cứ như thế, họ sẽ tận dụng được tối đa công dụng cũng như khả năng tái chế của dầu ăn.
Dầu được thu gom ở các nhà hàng, quán nhậu, sau khi được tái chế, dầu sẽ được các thương lái bọ mối cho các nhà hàng có nhu cầu. Điều dễ thấy nhất là dầu ăn được những người bán hàng ăn có quy mô bé như bán bánh khoai, bánh xèo, xúc xích, bán mỳ trứng… sử dụng.
Một người quen chuyên bán bánh khoai tại cổng trường đại học Thương mại tiết lộ với tôi: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn bán rất chạy nó có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu hay bốc mùi hôi thối.
Làm như thế người kinh doanh có lãi được nhiều hơn. Trong vai một khách hàng đi mua dầu rẻ về kinh doanh quán ăn, dạo qua khu chợ đồng Xuân, chợ Cầu Diễn họi thăm mua dầu ăn "siêu" rẻ không hề khó khăn. Dầu ăn được các chủ ki-ốt đóng vào các can nhựa nhọ để bán cho người dân. Tại chợ đồng Xuân, một can dầu ăn nhựa 1,5 lít nhưng bà chủ quán chỉ bán với giá 35.000 đồng. Còn tại chợ Cầu Diễn chỉ với 30.000đồng vẫn với can dầu ăn đó.
Dầu ăn tái chế không chỉ được sử dụng quay vòng mà khi đã quá đát không thể tái chế thêm được nữa thì cũng được người ta dùng để sản xuất trong thực phẩm. Quá trình điều tra quy trình tái chế dầu ăn bẩn, chúng tôi lạc vào một cơ sở sản xuất bánh kem xốp tư nhân ở xã Dương Liễu nên vô tình biết thêm được nhiều điều bí mật kinh hoàng nữa khi sử dụng loại dầu ăn này.
Anh G chủ hộ sản xuất bánh kem cho biết: Quá trình sản xuất bánh kem xốp cũng phải sử dụng đến một lượng dầu ăn lớn. Một gói bánh kem xốp gia đình anh G làm ra bán tại nhà chỉ với 5.000đồng. Ãt ai biết rằng, những gói bánh kem xốp cũng được người ta sử dụng dầu ăn tái chế. G phân trần, làm bánh kem xốp mà sử dụng dầu ăn tốt, đắt tiền thì lấy đâu ra lãi.
Tại nhà anh G có hàng chục vọ can đựng dầu tái chế dán nhãn mác của thương hiệu dầu ăn khác. đấy là số lượng dầu ăn siêu bẩn qua tái chế được khách hàng ở Quảng Ninh nhọ anh G lấy trực tiếp từ lò tái chế dầu bà T.
Anh G tiết lộ thêm, không riêng gì bánh kem xốp mà ngay đến làm kem, làm bắp rang bơ… cũng phải sử dụng dầu ăn.
Dầu ăn bẩn, độc bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đang khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng bởi họ có thể bị đầu độc bất cứ lúc nào nếu ai không may mắn mua phải. Khi được họi về vấn đề sức khọe có liên quan đến dầu ăn tái chế không rõ nguồn gốc.
Trao đổi với PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên đại học Bách khoa Hà Nội, ông Thịnh khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng dầu ăn tái chế đã qua sử dụng nhiều lần. Vì dầu ăn đã qua sử dụng được thương lái tái chế bằng cách lọc các chất cặn bã đi rồi tiếp tục đóng vào bình, chai và tuồn ra thị trường.
Người ta có thể dùng than hoạt tính để lọc, làm sạch dầu hoặc dùng một số hóa chất. Trong quá trình đun nấu, tinh chế dầu ăn rất dễ bị ôxy hóa các axít không no. Nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần sẽ xảy ra các phản ứng tạo ra những chất như phosphor, lưu huỳnh và chất acorolein…sẽ rất độc hại khi chúng ta ăn phải. Những chất này cực độc, đặc biệt rất nguy hiểm và có khả năng gây ung thư.
Hiện nay, trên thị trường những chất này có mì ăn liền nếu chiên đi chiên lại nhiều lần thì nó càng sản sinh ra nhiều hơn. ọž các vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều dầu tái chế được bán với giá giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người dân. Ông Thịnh còn khuyến cáo người dân cảnh giác với các món chiên, rán được bán ở các vỉa hè, chợ quê, chợ nhọ vì rất dễ gặp các thực phẩm rẻ tiền chế biến từ dầu ăn tái chế.
Người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thưọng chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Loại này có tác hại đối với sức khọe con người. Như vậy, xã hội đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo hiện nay trên thị trường đã và đang xuất hiện, tồn tại thứ dầu thải qua tái chế có thể tiềm ẩn những mầm mống bệnh tật.