Kinh tế VN và những thăng trầm 2012

Thứ ba - 01/01/2013 05:33 1.396 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Kinh tế Việt Nam đã trải qua 1 năm 2012 đầy biến động và sóng gió. Nhiều bất cập và hạn chế đã được bộc lộ và điểm mặt chỉ tên; nhiều biện pháp tháo gỡ cũng đã và đang được triển khai. Bên cạnh đó cũng xuất hiện 1 số điểm sáng trong bức tranh màu xám là tọ· lệ lạm phát đã được khống chế sau 2 năm liên tiếp ở mức 2 con số, cán cân thanh toán và cán cân thương mại thặng dư giúp tăng cưọng dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định tọ· giá ... Cùng nhìn lại những thăng trầm trong bức tranh kinh tế và chọ đợi những "liều thuốc" đã chẩn bệnh cho nền kinh tế phát huy tác dụng.


1, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
  2012 2011
GDP 136 tọ· đôla 135,4 tọ· đôla
Tăng trưởng GDP cả năm 5,03% 5,89%
Thu nhập bình quân trên đầu người/năm 1.540 đôla 1.300 đôla
2, Tình hình Xuất nhập khẩu:


 
2012 2011
Xuất khẩu 115 tọ· đôla 96,8 tọ· đôla
Nhập khẩu 115 tọ· đôla 103,7 tọ· đôla
Cán cân thương mại Xuất siêu 284 triệu đôla Nhập siêu 9,8 tọ· đôla
3. Tình hình nợ


 
2012 2011
Nợ công 55,4% GDP 54,9% GDP
Nợ xấu/tổng dư nợ 8,8% - 10% 3,8%
4. Tình hình việc làm:


 
2012 2011
Tọ· lệ thất nghiệp độ tuổi lao động 1,99% 2,27%
Tọ· lệ thất nghiệp tại thành thị 3,25% 3,60%
Tọ· lệ thất nghiệp tại nông thôn 1,42% 1,60%
5, Vĩ mô được cải thiện
Chất lượng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 đã được cải thiện nhiều so với năm 2011. Lạm phát giảm đáng kể, giúp chính phủ có cơ sở hạ lãi suất 6 lần trong năm. Tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng gần như được chế ngự. Dự trữ ngoại hối trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể so vơí 2011

Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011-2012. Nguồn: Tradingeconomics.com
Tuy nhiên hiện nay quan ngại lớn nhất cho Việt Nam vẫn là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua
 

 
Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam những năm gần đây. Nguồn: Tradingeconomics.com
6, Tình hình nợ xấu
 
Ngày 12/7, Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu đã lên đến 202 nghìn tọ· đôla, bằng 8,6% tổng dư nợ hiện tại, gấp đôi mức 4,47% mà các ngân hàng thương mại đưa ra trong tháng 5. Mặc dù theo tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch, con số này có thể còn lớn hơn nhiều. Và con số này tiếp tục tăng lên 250 nghìn tọ· trong công bố tháng 11.
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình nói "với quyết tâm của toàn thể hệ thống chính trị" thì nợ xấu có thể giải quyết hết nợ xấu trong nhiệm kỳtrong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 30/10.
 
Các ngân hàng quá mạnh tay cho vay trong vòng hơn 1 thập kọ·, đẩy tăng trưởng tín dụng từ 20% những năm 90 lên 136% trong năm 2010, kết hợp với lãi suất cao nhất khu vực năm 2011 được cho là lý do khiến nợ xấu tăng cao, nhất là trong khu vực bất động sản và doanh nghiệp nhà nước.
 

Tăng trưởng tín dụng, CPI, M2 của Việt Nam qua các năm. Nguồn: CEIC
 
Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng mạnh tới khu vực sản xuất của Việt Nam và khả năng chi trả nợ của khu vực này.
Trả lời phọng vấn với BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tọ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam
 
7, 'Thanh lọc' ngành ngân hàng
 
Ngày 21/8, Bộ Công an Việt Nam tuyên bố thực hiện lệnh bắt giữ đối với ông Nguyễn đức Kiên, tức Bầu Kiên, người đồng sáng lập ngân hàng ACB vì sai phạm trong quản lý kinh doanh.
 
Vụ bắt ông Kiên mở đầu cho một loạt các vụ bắt bớ, khởi tố khác đối với các nhân vật tên tuổi trong ngành ngân hàng trong nỗ lực lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
 

 
Tuy nhiên nhiều ý kiến còn cho rằng điều này thể hiện sự đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản bởi quan hệ của các nhân vật này với lãnh đạo trong đảng.
 

 
Các vụ bắt bớ liên tục tạo tâm lý hoảng hốt trên thị trường chứng khoán, đẩy VNIdex lao xuống dốc với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong 3 ngày từ 21-23/8, VNIdex đã 'bốc hơi' 5,62 tọ· đôla.
 
Trong tháng 8, VNIdex là sàn chứng khoán mất điểm nhiều nhất Châu Á, theo đánh giá của Bloomberg.
 
Sự trượt dốc của VNIdex còn thể hiện tính liên thông của ngành ngân hàng và chứng khoán, liên thông giữa các ngân hàng với nhau qua sở hữu chéo, cũng như sự phụ thuộc quá lớn vào tâm lý thị trường của chứng khoán Việt Nam.
 
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm hàng nghìn tọ· đồng qua kênh thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho ACB và các ngân hàng khác.
 
Trả lời báo trong nước, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng vì "dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước" và vì điều kiện kinh tế chưa cho phép nên chưa thể cho các ngân hàng yếu kém phá sản.


8, Bất động sản đóng băng


Năm 2012 là một năm u ám với thị trường bất động sản. Cổng thông tin chính phủ ngày 17/12 công bố kết quả khảo sát thị trường, trong đó cho thấy từ năm 2008 đến năm 2012, tọ· lệ đầu tư bất động sản đã giảm từ 80% xuống còn 10% trong khi cùng thời gian trên, tọ· lệ khách hàng có nhu cầu thực lại tăng mạnh từ 20% lên 90% thị trường.
 
Theo Bộ Xây dựng, đến 31/10, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tọ· đồng, trong đó 13,5% là nợ xấu, tức 28 nghìn tọ· đồng. Ngày 12/11, Bộ trưởng xây dựng Trịnh đình Dũng thông báo hàng tồn kho bất động sản tổng cộng là 40 nghìn tọ·. Trong tháng 12, chính phủ Việt Nam đã ra hàng loạt quyết định giải cứu thị trường bất động sản qua các buổi họp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó có việc tái cơ cấu thị trường, giảm lãi suất cho vay mua nhà, ưu đãi dự án nhà xã hội, giải quyết nợ xấu và thúc đẩy khu vực xây dựng
 

Bất động sản trượt giá mạnh trong năm 2012
 
9, Doanh nghiệp phá sản
 
Trong tháng 12, Cục quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ kế hoạch đầu tư dự báo đến hết năm 2012 sẽ có khoảng 55 nghìn doanh nghiệp giải thể.
 
Hồi năm 2011, đã có hơn 79 nghìn doanh nghiệp giải thể trong tổng số 622 nghìn doanh nghiệp cả nước.

 
Habbubank là một trong những thương hiệu lớn bị 'bốc hơi' năm nay
 
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong sáu tháng đầu năm, lý do giải thể của các doanh nghiệp gồm: lãi suất quá cao (27,2%), lạm phát cao và thất thưọng (19,5%), khả năng tiếp cận vốn khó (17,4%), chi phí vận tải cao (9,7%), điện cung cấp không ổn định (7%) và chính sách điều tiết kinh tế không ổn định (7%).


Việt nam 2013?
 
Kinh tế Việt Nam trong năm tới, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sẽ vẫn phải tiếp tục kế thừa của năm 2012 nhiều vấn đề như nợ xấu, bất động sản đóng băng và các doanh nghiệp bên bọ vực phá sản.
 
Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2013, được cho là phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế của Mỹ, Trung Quốc cũng như tình hình tại Châu Âu. Tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Việt Nam, theo JPMorgan Chase dự đoán, sẽ là 5,2%, thấp hơn so với chỉ tiêu 5,5% của chính phủ Việt Nam.
 
Tuy nhiên, theo kinh tế gia Lê đăng Doanh, nền kinh tế cũng đã có những sự tiến bộ nhất định như xuất siêu, lạm phát giảm, lãi suất giảm.
Ông cũng hy vọng số lượng các doanh nghiệp phá sản sẽ giảm bớt, Việt Nam sẽ đón nhận được thêm đầu tư nước ngoài và quá trình tái cơ cấu ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được tiến hành tốt hơn.
 
Tuy nhiên ông nhấn mạnh, để thực hiện được một điều này cần một quyết tâm rất lớn từ bộ máy điều hành.
 
Theo BBC Tiếng Việt

Nguồn tin: vinacorp

 Tags: kinh tế
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,446
  • Tháng hiện tại62,602
  • Tổng lượt truy cập41,346,802
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây