"Kinh tế xanh" - Chìa khóa phát triển bền vững

Thứ bảy - 17/12/2011 19:35 1.526 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Chiến lược kinh tế xanh của Việt Nam nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

 

 
Kinh tế xanh - mục tiêu hướng tới
   
Phát triển kinh tế xanh đang trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và lựa chọn chính sách phát triển của nhiều quốc gia hướng tới mục tiêu chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đi đôi với duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bế mạc ngày 13/11 tại đảo Hawai (Mỹ), các nhà lãnh đaÌ£o APEC đã xác định câÌ€n phải giải quyết các thách thức môi trươÌ€ng vaÌ€ kinh tế cú‰a khu vưÌ£c băÌ€ng cách hướng đến nêÌ€n kinh tế xanh, có hàm lượng carbon thấp, nâng cao an ninh năng lươÌ£ng vaÌ€ taÌ£o nguôÌ€n mới cho tăng trưởng kinh tế vaÌ€ viêÌ£c laÌ€m.

Trung Quốc đã dành khoảng 40% gói kích thích kinh tế vào các ngành kinh tế xanh, tập trung vào năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, cam kết tăng tọ· lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên 16% vào năm 2020.  Một số quốc gia đông Nam Á có quy mô nền kinh tế như Việt Nam cũng đã đưa kinh tế xanh vào các kế hoạch và chương trình phát triển quốc gia trung và dài hạn. Philippines đã ban hành Chương trình phát triển xanh, tranh thủ hỗ trợ của ADB để phát triển các dự án tái chế và phát thải CO2 thấp. Malaysia đã đưa ra chính sách phát triển công nghệ xanh với bốn trụ cột chính là năng lượng, môi trường, kinh tế và xã hội.     

Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ "nâu" sang "xanh"
 
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế nhưng Việt Nam cũng đã bộc lộ rõ những yếu tố chưa thực sự bền vững. Theo bà Nguyễn Lệ Thủy, Phó Chánh văn phòng phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện Việt Nam có chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, chưa hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên với cưọng độ cao, trong khi trình độ công nghiệp còn lạc hậu, lại chậm đổi mới nên mức độ tiêu tốn năng lượng, nước, nguyên vật liệu lớn. Bên cạnh đó tình trạng suy kiệt nguồn nước đang diễn ra, nhiều loại khoáng sản đang dần dần bị cạn kiệt và chưa được quản lý tốt. đa dạng sinh học bị suy giảm và môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do thiên tai và những diễn biến về thay đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh. Biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với Việt Nam trong thế kọ· 21. Chính vì vậy phát triển kinh tế xanh được xem là một chiến lược cần thiết để đạt được phát triển bền vững.   Phát triển kinh tế xanh không những giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đọi sống con người.   

Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh đã được đảng và Nhà nước quan tâm. Tại Diễn đàn "Kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam", Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra Khung Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Tầm nhìn đến 2050. Trong Khung chiến lược, ba mục tiêu chính được nhấn mạnh như giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng được đặc biệt quan tâm. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể như giảm chất lượng phát khí thải nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% cho giai đoạn 2011 - 2020 và từ 35% - 45% cho giai đoạn 2020 - 2030; giá trị sản phẩm các ngành công nghệ cao trong GDP đạt khoảng 42% - 45% trong giai đoạn 2010 - 2020 và 80% trong giai đoạn 2020 - 2030. Ngoài ra, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải...   
     
để thực hiện các mục tiêu trên, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho rằng cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp. đó là xây dựng và hoàn thiện thể chế; tăng cưọng vai trò quản lý của Nhà nước; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; nghiên cứu ban hành và sử dụng các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và xây dựng hệ thống thông tin tư liệu về tăng trưởng xanh. Việc huy động nguồn vốn và cơ chế tài chính; chủ động tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu; đào tạo và phát triển nhân lực; tăng cưọng nghiên cứu khoa học và công nghệ... cũng là giải pháp được ông Phạm Hoàng Mai đề cập.
   
Những thách thức phía trước  
 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. đó là ngành sản xuất năng lượng sạch chưa phát triển; thiếu vắng những ngành kinh tế hỗ trợ, giải quyết hậu quả về môi trường; đa dạng sinh học bị suy giảm mạnh, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp.
 
Ông Chung Heuk-Jin, chuyên gia Viện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường Hàn Quốc, cho rằng một trong những thách thức đối với Hàn Quốc cũng như Việt Nam trong việc phát triển kinh tế xanh hiện nay là cần phải có sự ủng hộ và tham gia của công chúng cũng như sự tham gia của các ngành công nghiệp. Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, chia sẻ cần phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt là nhận thức của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp là những nhân tố chính đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh.
 
đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh là rất quan trọng. tuy nhiên cần có cơ chế rõ ràng để các doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn. Theo vị đại diện này, hiện một số ngành kinh tế thân thiện với môi trường nhưng khó khăn về vốn, đầu ra của sản phẩm thiếu ổn định, lợi thế cạnh tranh thấp.
   
Một thách thức không nhọ trong việc thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay là vấn đề huy động nguồn vốn. Mặc dù Việt Nam đã thoát khọi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích lũy quốc gia so với các nước đã phát triển còn quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhọ tới quá trình triển khai hướng tới "Nền kinh tế xanh". Hiện, mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp (hơn 1.000 USD), chỉ bằng 1/10 so với mức trung bình của thế giới (10.000 USD). Bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam, cho rằng, vai trò và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế trong việc tăng cưọng năng lực thực hiện kinh tế xanh cho Việt Nam là rất cần thiết. Theo bà, "tăng trưởng xanh cần có một khung tài chính/tài khóa xanh để xây dựng cơ chế chung cho các nguồn tài chính khác nhau và giúp triển khai thực hiện cơ chế đối tác công tư".
    
Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, thực tế công nghệ sản xuất ở Việt nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn. Việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh là thách thức không nhọ nếu không có trợ giúp của các nước có công nghệ cao trên thế giới. Nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế người dân còn gặp nhiều khó khăn cũng là những trở ngại với Việt Nam trong việc hướng tới nền kinh tế xanh.   
Quốc Huy
Ý kiến của bạn

CHIẾN LƯọ¢C KINH TẾ XANH CẦN ƯU TIÊN PHÁT TRIọ‚N Nđ‚NG LƯọ¢NG SẠCH
         Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện ,khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bọ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trọi. năng lượng gió . đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này.Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tọ· lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhọ. để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai ,các ngân hàng nước ta cần có nguồn vốn ưu tiên cho các tổ chức ,hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án năng lượng mặt trọi và năng lượng gió.Nhà nước cần thiết hổ trợ chênh lệch phần lãi vay của ngân hàng đối các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các tổ chức nghiên cứu sản xuất các lọai thiết bị năng lượng sạch. Khuyến khích các hộ , các tổ chức sử dụng các lọai thiết bị năng lượng điện sạch này ,nếu sử dụng không hết ngành điện có thể mua lại sản lượng điện dư thừa này , thực tế nhiều nước trên thế giới, các hộ nông dân trang trại không sử dụng hết năng lượng điện từ quạt gió đã bán lại cho tổ chức thu mua điện.để thực hiện có hiệu quả thiết thực Bộ tài nguyên và môi trường , Bộ công thương cần làm tốt công tác tuyên truyền trong việc phát triển nguồn năng lượng sạch để người dân ý thức được trong việc bảo vệ môi trường , thực hiện được mục tiêu CHIẾN LƯọ¢C KINH TẾ XANH của Việt nam
MINH TRÍ


 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay2,185
  • Tháng hiện tại53,555
  • Tổng lượt truy cập41,121,358
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây