Làm sao đoạn tuyệt khói thuốc?

Thứ tư - 07/12/2011 20:37 1.111 0

Làm sao đoạn tuyệt khói thuốc?

SGTT.VN - Việt Nam có tới 56,1% nam giới và 1,8% nữ giới hút thuốc. Ai cũng biết thuốc lá gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí chết người: các bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, ung thư. Biết thế nhưng không phải ai cũng cai được thuốc lá. để cai nghiện thành công, cần áp dụng công thức sau: Hiểu biết + Quyết tâm + Hỗ trợ.

Hiểu biết

Chỉ hiểu rằng tác hại của thuốc lá trên sức khoẻ là rất nghiêm trọng thì chưa đủ, mà phải hiểu rằng thuốc lá có khả năng gây nghiện rất mạnh để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về tâm lý. Thuốc lá gây nghiện nặng cho một trong năm người tiếp xúc, trong khi khả năng này ở ma tuý là hai trong ba người. Rất ít người tiếp xúc thuốc lá mà không nghiện. Vì vậy, đối với thuốc lá và ma tuý tốt nhất là không bao giọ tiếp xúc dù chỉ một lần, một điếu. thời gian để một người mới hút thuốc trở nên nghiện nhanh không thua ma tuý: chỉ mất 4, 5 tháng, và chưa tới hai năm để buộc phải hút thuốc lá mỗi ngày! Tọ· lệ thành công khi cai nghiện thuốc lá cũng thấp như cai nghiện ma tuý: trong bốn chất gây nghiện là heroin, cần sa, rượu và thuốc lá, thì thuốc lá là thứ khó bọ đứng thứ hai sau heroin.

Cũng như ma tuý, thuốc lá dễ nghiện mà khó cai nếu không đủ quyết tâm. Ảnh: Hồng Thái

 

Quyết tâm

Quyết tâm này phải xuất phát từ hiểu biết sâu sắc về tác hại của thuốc lá trên sức khoẻ bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần thiết. để thực sự quyết tâm bọ thuốc lá, phải có quá trình suy nghĩ lâu dài cân nhắc thiệt hơn giữa một bên là tiếp tục hút và bên kia là ngưng hút thuốc lá. Tiếp tục hút đương nhiên sẽ có hại, nhưng đối với người nghiện thì hút thuốc cũng có một số "cái lợi" trước mắt: cảm thấy sảng khoái, giúp tạm thời quên đi những lo âu phiền muộn trong cuộc sống, tập trung hơn để giải quyết công việc và nhiều cái lợi khác mà bất kỳ người nghiện thuốc nào cũng có thể nói vanh vách. Như vậy, không phải người nghiện thuốc không biết thuốc lá có hại cho sức khoẻ mà vì họ cân nhắc cái lợi trước mắt mà thuốc lá mang lại so với cái hại lâu dài trên sức khoẻ. Ngưng thuốc lá đương nhiên có lợi cho sức khoẻ nhưng đối với người nghiện thì việc bọ thuốc là một mất mát: mất "người bạn đồng hành" chia sẻ với họ từng phút giây vui buồn, mất một phương tiện giúp họ hăng hái hơn, hưng phấn hơn, dũng cảm hơn... Chưa kể, khi họ cai thuốc thì thấy rất khó chịu do cảm giác thèm thuốc, thấy kích thích bồn chồn như kiến bò bụng...

Như vậy, một người nghiện muốn có quyết tâm cai thuốc cao phải đấu tranh cân nhắc rất nhiều giữa "cái lợi và hại", giữa "cái được và mất" khi tiếp tục hút cũng như khi ngưng hút.

Hỗ trợ

Mức độ hỗ trợ càng cao và càng chuyên nghiệp thì người nghiện thuốc càng có cơ hội cai thành công. Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích một số biện pháp hỗ trợ sau:

Không dùng thuốc: đây là biện pháp cơ bản, cơ sở của biện pháp này là tư vấn giúp điều chỉnh nhận thức - chuyển đổi hành vi. Thông qua quá trình tư vấn, bác sĩ sẽ xác định được những điểm còn thiếu hoặc sai lầm trong nhận thức của người nghiện về thuốc lá, từ đó giúp họ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn. Bác sĩ cũng cung cấp cho người nghiện biết những hành vi hữu ích giúp đối phó những tình huống khó khăn trong khi cai thuốc. Nhọ được tư vấn phù hợp, người nghiện thuốc có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tác hại của thuốc lá và biết cách khống chế cơn nghiện, cũng như biết những hành vi có lợi để xử trí khi lên cơn thèm.

Có dùng thuốc: bao gồm việc sử dụng nicotin thay thế dưới dạng dán, nhai, hít; sử dụng thuốc uống bupropion hydrochloride, varenicilline. Các thuốc này giúp cơ thể giảm bớt các khó chịu, gây ra bởi hội chứng cai thuốc. Các biện pháp này đã được chứng minh là tăng gấp đôi tọ· lệ thành công trong cai thuốc lá ở những người nghiện có quyết tâm. Tuy vậy, các biện pháp này chỉ phát huy tác dụng nếu được kết hợp với tư vấn về nhận thức và chuyển đổi hành vi. Nếu một người nghiện thuốc lá nghĩ rằng chỉ cần uống, dán thuốc hỗ trợ vào hôm trước là hôm sau trở thành người không nghiện thuốc nữa thì quả là một sai lầm lớn.

Bên cạnh đó, người nghiện cũng rất cần sự nâng đỡ của người thân, gia đình và bạn bè. Nên nhớ, từ bọ thuốc lá không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân người nghiện mà cho cả gia đình và cộng đồng.

ThS.BS Lê Khắc Bảo
Tổng thư ký hội Hô hấp TP.HCM,
chuyên gia tư vấn tại trung tâm Tư vấn cai nghiện thuốc lá,
khoa hô hấp bệnh viện đại học Y dược TP.HCM.

Nguồn tin: SGTT

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay9,901
  • Tháng hiện tại115,643
  • Tổng lượt truy cập41,495,972
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây