Loại bỏ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A hay không vẫn phải chờ... thẩm định

Chủ nhật - 16/06/2013 21:17 1.079 0
Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp Quốc hội sáng nay 13.6, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang cho hay Bộ đã yêu cầu chủ đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A bổ sung những đánh giá tác động môi trường và việc bảo tồn sinh học nhưng hiện chủ đầu tư vẫn chưa bổ sung theo yêu cầu. Vì vậy cần chờ thẩm định xong mới đề xuất Quốc hội quyết định.

Khi được hỏi 2 dự án này có liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công thương hay không, Bộ trưởng TN-MT khẳng định là có vì đây là quy hoạch của ngành điện. Còn về phía Bộ, đã thành lập Hội đồng thẩm định và Hội đồng này cũng đã xem xét, báo cáo của chủ đầu tư, còn một số vấn đề cần bổ sung để thẩm định liên quan đến đánh giá tác động môi trường và liên quan đến luật Đa dạng bảo tồn sinh học năm 2008 thì Bộ đã yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa bổ sung những nội dung mà Bộ TN-MT và Hội đồng thẩm định yêu cầu. 

“Bao giờ chủ đầu tư gửi đầy đủ phần bổ sung đó sang thì Bộ sẽ tiến hành thẩm định thôi”, Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, việc 2 dự án thủy điện này có phải là một trong những căn nguyên khiến vừa rồi UNESCO chưa đồng ý hồ sơ xin công nhận rừng Quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới hay không, phải chờ Hội đồng thẩm định phát biểu chính thức và sau đó Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo lại Quốc hội, vì những dự án đầu tư có sử dụng từ 50 ha rừng trở lên sẽ do Quốc hội quyết định. Bộ trưởng nhấn mạnh “cái này rất là rất khó khăn, phải thông qua Quốc hội cho phép về mặt chủ trương mới có thể tiến hành được”.

Trước câu hỏi đặt ra về việc trên hệ thống sông Đồng Nai có quá nhiều công trình thủy điện như vậy lại thêm 2 dự án thủy điện này thì có quá lãng phí và chờ đợi vô vọng, Bộ trưởng cho rằng: Bây giờ chủ đầu tư họ đang phải hoàn thiện những vấn đề liên quan đến đánh giá tác động môi trường, còn Bộ có quan điểm cứ căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu nó ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội khác thì phải làm theo pháp luật.

“Nếu anh không đảm bảo những yêu cầu về mặt môi trường thì phải loại bỏ. Quốc hội sẽ phải xem xét dự án này vì nó liên quan đến diện tích đất rừng trên 50 ha là phải có chủ trương của Quốc hội theo Nghị quyết 49”, ông Quang khẳng định.

Mặc dù vậy, ông Quang lưu ý, chúng ta đang kêu gọi đầu tư, nhà đầu tư vào rồi mình cũng phải trân trọng, làm sao xử lý hài hòa lợi ích của nhà nước, nhân dân, và chủ đầu tư cùng những vấn đề môi trường đặt ra khi xây dựng.

Bảo Cầm
 

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT
MINH TRÍ
CẦN THẬN TRỌNG VIỆC CHỌN CHỦ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC. Một là dự án thủy điện Đồng nai 6&6A do Tập đoàn Đức long Gia lai làm chủ đầu tư, Đối với dự án này các nhà khoa học, dư luận xã hội chính quyền và người dân địa phương không đồng tình, báo chí đã phán ánh rất nhiều thời gian khá lâu, nhưng các bộ ngành trung ương qua theo dõi như Bộ Công thương, Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất ủng hộ Tập đoàn Đức long được triển khai dự án. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực, do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá. Hai là không biết tại sao Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ chí Minh ( quốc lộ 14) rất nhiều gói thầu trên tuyến đường này Bộ Giao thông vận tải đều giao cho Tập đoàn Đức long làm chủ đầu tư. Cụ thể cuối năm 2010, Dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14, đoạn từ km 817 đến km 887, thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông và đoạn đường Quốc lộ 14 từ thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến giáp ranh với tỉnh Đăk Nông đều do Tập đoàn Đức Long - Gia Lai làm chủ đầu tư theo hình thức BOT bắt đầu triển khai thi công. Thế nhưng, khúc “dạo đầu” khá hoành tráng ấy cũng chỉ kéo dài được vài tháng thì tiến độ thi công dự án bắt đầu rơi vào tình trạng ì ạch, đến nay không tiếp tục triển khai thi công khiến tuyến giao thông huyết mạch qua địa bàn tỉnh trở nên nhếch nhác. Chính vì vậy đã gây ra nhiều vụ tai nạn trên đoạn đường đang thi công này. Theo phương án ban đầu, dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư là 1800 tỷ đồng, quy mô mặt đường rộng 21m. Tuy nhiên, chỉ mới vừa thi công được 2 tháng thì đã tạm ngưng để điều chỉnh quy mô vì nguồn vốn đầu tư vượt khả năng của chủ đầu tư. Vì không có khả năng tài chính để gỡ khó cho chủ đầu tư , tỉnh Đăk Nông và tỉnh Bình Phước đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép thu hẹp điều chỉnh lại quy mô dự án từ cấp 3 đồng bằng thành cấp 3 miền núi, từ 21 m xuống 12 m mặt đường với tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng. Đến tháng 11/2011, chủ đầu tư mới bắt đầu khởi động lại dự án bằng việc đàm phán, ký hợp đồng với các nhà thầu. Thế nhưng, sau một thời gian thi công theo kiểu cầm chừng, đến tháng 5/2012, đã có 8/10 gói thầu chính thức ngưng hẳn hoạt động. Các chủ thầu quyết “đình công”, chấp nhận lãng phí nhân công, để không máy móc vì chủ đầu tư không thanh toán khối lượng theo cam kết. Điển hình như Công ty TNHH xây dựng Vạn Thành (Đắk Lắk) đã thi công khối lượng khoảng 4 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa được Tập đoàn Đức Long thanh toán kinh phí theo cam kết. Theo các nhà thầu thì khi ký hợp đồng kinh tế về việc thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư đã thống nhất nếu khối lượng thi công đạt từ 2-3 tỷ đồng thì sẽ thanh toán 70% giá trị. Vậy mà sau khi thi công đủ và vượt hạn mức, các đơn vị thi công yêu cầu thanh toán khối lượng thì chủ đầu tư lại nhiều lần cố tình tránh né, không thanh toán. Với năng lực tài chính như vậy nhưng Bộ giao thông vận tải tiếp tục giao một số đoạn đường khác làm chủ đầu tư, cụ thể : Sáng 9.6, Bộ GTVT và Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã khởi công dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn TP.Pleiku - cầu 110 (giáp tỉnh Đắk Lắk) dài gần 60 km. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 1.800 tỉ đồng, do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng bào các dân tộc tây nguyên rất vui mừng, tuy nhiên qua theo dõi rất lo lắng đơn vị Tập đoàn đức long Gia lai làm chủ đầu tư không biết dự án khởi công không biết lúc nào sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Nếu năng lực tài chính và uy tín của chủ đầu tư như vậy, liệu có đủ khả năng nguồn lực tài chính để triển khai dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ chí Minh ( QL 14) đoạn thành phố Pleiku – cầu 110 thực hiện đúng như cam kết không? Với khả năng thực tế hiện nay của Tập đoàn Đức long Gia lai, đề nghị các Bộ ngành Trung ương hết sức cân nhắc chọn Nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án hết sức quan trọng của quốc gia. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,756
  • Tổng lượt truy cập41,236,357
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây