Mạnh tay với thực phẩm bẩn

Thứ ba - 25/12/2012 00:37 1.122 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Từ hôm nay, 25-12, nhiều hành vi vi phạm an toàn thực phẩm bị xử phạt rất nặng, có thể lên đến 100 triệu đồng

 

Hôm nay (25-12), Nghị định 91/CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) chính thức có hiệu lực. Theo đó, các hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm chưa qua kiểm dịch thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc không rõ nguyên nhân để sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị phạt tiền 15-20 triệu đồng...

Tăng mức phạt

Các vi phạm về sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử phạt rất nặng. Trong đó, phạt tiền 20-40 triệu đồng nếu phát hiện hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại để sản xuất, chế biến thực phẩm. Cùng đó, các hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục nhưng vượt quá giới hạn cho phép cũng bị phạt 3-5 triệu đồng.
 

Kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch sẽ bị phạt nặng

Nghị định 91 còn quy định mức phạt khá nặng, 15-25 triệu đồng, đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng. Hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền 30-50 triệu đồng.

Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, đây là lần đầu tiên có một nghị định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP. Nhiều sai phạm trước kia, mức phạt chỉ 50.000-100.000 đồng, nay tăng lên 3-5 triệu đồng. Thậm chí, với hành vi kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chưa qua kiểm dịch, trước kia mức phạt cao nhất là 6 triệu đồng, nay tăng lên tới 70 triệu đồng. Mức phạt tối đa với một hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm cũ chỉ có 15 triệu đồng nhưng nghị định mới quy định mức xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng.

Không "du di"

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm được nhiều người kỳ vọng là công cụ đủ mạnh để hạn chế tình trạng "sống chết mặc bây, tiền thầy bọ túi" của những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Song, nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt chỉ thực sự có hiệu quả nâng cao chất lượng mâm cơm khi việc kiểm tra, xử lý phải thưọng xuyên và cán bộ công vụ phải trong sạch.
 
Từ hôm nay, 25-12, vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng
Ảnh: Họ’NG THÊY

Bà Lê Thị Vân (ngụ quận đống đa - Hà Nội) cho rằng hằng năm các cơ quan chức năng vẫn đều đặn ra quân bằng các đợt kiểm tra ATTP nhưng thực tế, số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn tăng. Hàng chục tấn thực phẩm quá đát, hôi thối (thịt gà thải loại, lòng, phèo, bóng bì…) đã bị bắt giữ và tiêu hủy nhưng tình trạng này vẫn không giảm, thậm chí có thể gia tăng vào dịp Tết Nguyên đán. "Điều này chứng tọ việc xử phạt chỉ như ném đá ao bèo. Tôi không tin xử phạt nặng đã là biện pháp hiệu quả" - bà Vân băn khoăn.

đến chiều 24-12, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm khi được họi vẫn khá bất ngọ trước thông tin Nghị định 91/CP có hiệu lực. Một chủ cửa hàng kinh doanh đồ ăn tại phố ẩm thực Tống Duy Tân (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) cho biết: "Tôi có nghe thông tin trên truyền hình nhưng cũng chưa rõ mức phạt thế nào. Vả lại, cửa hàng của tôi đã được cấp chứng nhận ATTP thì cớ gì lại bị xử phạt!?".

Trước băn khoăn của người dân, ông Trung giải thích mức phạt mới sẽ được áp dụng ngay kể từ thời điểm Nghị định 91 có hiệu lực chứ không có chuyện "du di" hay "linh động" vì người dân chưa nắm thông tin. Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận: "Việc tẩy chay những sản phẩm kém chất lượng của chính người tiêu dùng sẽ là quyết định xử phạt cao nhất và có giá trị răn đe bền vững nhất".

Ông Trung cho biết trong tuần này, các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tăng cưọng công tác thanh - kiểm tra tại 21 tỉnh, thành trọng điểm đối với nhiều mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán như: thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo...

Không bàn ghế, phạt 1 triệu đồng

Theo Nghị định 91/CP, những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 - 1 triệu đồng nếu bày bán thực phẩm không có bàn, giá kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh theo quy định, không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng gây hại... Nếu cơ sở sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ, sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm… sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng.

Bài và ảnh: NGọŒC DUNG

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay4,094
  • Tháng hiện tại57,425
  • Tổng lượt truy cập41,238,026
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây