Muốn có thủy điện phải trồng rừng

Thứ tư - 12/06/2013 10:27 1.468 0
Từ ngày 1-7, Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT về trồng rừng thay thế khi chuyển sang mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác sẽ có hiệu lực. Theo đó, những doanh nghiệp nào muốn xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản... trên đất rừng phải trồng lại một diện tích tương ứng.

 

Để làm rõ vấn đề này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi nhanh qua điện thoại với ông Nguyễn Quang Dương, Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, trước đây là Vụ trưởng Vụ phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), người góp phần soạn thảo cho thông tư nói trên xung quanh vấn đề này.

>>> Đức Long Gia Lai chỉ lấy rừng nghèo làm thủy điện?

>>> Loại thêm 21 thủy điện nhỏ khỏi quy hoạch

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online: Mục đích của Thông tư 24 này là gì thưa ông?

- Ông Nguyễn Quang Dương: Trước đây, Chính phủ có Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành luật bảo vệ rừng nhưng trong đó chỉ đề cấp đến vấn đề những doanh nghiệp khi lấy đất rừng để làm làm thủy điện, khai thác khoáng sản, làm đường thì không phải đền bù vì đây là tài nguyên nhà nước mà chỉ đền bù cho những đất rừng trồng của người dân, doanh nghiệp trồng rừng mà thôi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều diện tích rừng bị doanh nghiệp lấy để chuyển đổi mục đích sử dụng khá nhiều khiến diện tích rừng tự nhiên suy giảm.

Vì thế, Thông tư 24 là một bước để bắt buộc doanh nghiệp nào muốn lấy bao nhiêu đất rừng thì phải trồng lại bằng diện tích tương ứng tỉnh đó hoặc ở những tỉnh khác.

Hiện chi phí để trồng lại một héc ta rừng khoảng bao nhiêu?

- Chi phí trồng mới một héc ta hiện dao động ở mức 15-20 triệu đồng tính từ lúc trồng cho đến khi cây khép tán. Thời gian này dài ngắn tùy theo từng lại cây trồng nhưng ở khoảng trung bình 4 năm.

Trên thực tế, vấn đề các đập thủy điện lấy đất rừng mà không trồng lại đã được đưa ra tại kỳ họp Quốc hội ngày 11-12-2012 khi đó, Bộ Công Thương kiến nghị không cho triển khai các đập thủy điện không có quỹ đất trồng rừng thay thế. Vì thế, hơn 7 tháng sau, Thông tư 24 đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-7-2013.

Vì một lý do nào đó, doanh nghiệp lấy đất rừng không tổ chức trồng lại rừng thay thế thì phải trả số tiền dịch vụ trồng và chăn sóc rừng cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trung ương để quản lý và triển khai trồng lại ở một nơi khác.

Thông tư 24 có hiệu lực từ 1-7, vậy những dự án thủy điện, khai thác khoáng sản đã lấy đất rừng trước khi thông tư có hiệu lực thì giải quyết thế nào thưa ông?

Đối với những dự án đã chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trước ngày 1-7 sẽ phải hoàn thiện hồ sơ trồng rừng chậm nhất là năm 2014.

Xin cảm ơn ông!

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2012 đã có khoảng 20.000 héc ta rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng, chủ yếu là để phục vụ cho các dự án thủy điện, bao gồm các diện tích rừng bị ngập trong hồ thủy điện, phá rừng để làm đường, xây dựng…

Theo Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, hiện cả nước có khoảng 1.100 dự án thủy điện trong quy hoạch với tổng công suất lắp đặt gần 26.000 MW.

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay2,191
  • Tháng hiện tại76,353
  • Tổng lượt truy cập41,256,954
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây