Mỹ đang lên kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc?

Thứ năm - 16/08/2012 00:47 1.229 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Trung tâm nghiên cứu chiến lược độc lập (CSIS) vừa ra bản báo cáo có tiêu đề "Chiến lược hành động của lực lượng Hoa Kỳ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương: Báo cáo độc lập". Bảo báo cáo này phần nào cho thấy chính quyền Obama đang xây dựng kế hoạch nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Mỹ đang lên kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc?

Chính quyền Obama đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc?

Mặc dù CSIS, một nhóm tư vấn chiến lược ở Washington, là một nhóm phi chính phủ, nhóm này được Bộ quốc phòng Mỹ ủy thác thực hiện đánh giá nói trên vì theo đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2012 đòi họi Bộ quốc phòng phải có các phát hiện và đề xuất của một nhóm tư vấn độc lập. Báo cáo này đã được đưa vào thảo luận trong các cuộc họp của các quan chức quân sự cấp cao trong Tư lệnh Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc.

Bản báo cáo của CSIS đã được gửi đến Lầu Năm Góc vào ngày 27/6 nhưng chỉ được giới truyền thông biết đến sau khi các tác giả chính của bản báo cáo này David Berteau và Michael Green giải trình trước ủy ban các lực lượng vũ trang Hạ viện Mỹ vào ngày 1/8 vừa qua.

Truyền thông Êc rất chú ý đến bản báo cáo và đăng tin về một trong các đề xuất của bản báo cáo này: Triển khai hẳn mọt nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ tại HMAS Stirling, một căn cứ hải quân ở phía tây nước Êc. Nếu đề xuất này được thực thi, thì căn cứ này và thành phố Perth gần đó sẽ có khả năng trở thành mục tiêu của tên lửa hạt nhân từ Trung Quốc và Nga. đề xuất này cho thấy tầm nhìn xa của bản đánh giá CSIS, phù hợp với chiến lược lấy châu Á làm "trục chính", nhằm đến đối đầu Trung Quốc.

Bản đánh giá của CSIS cho rằng mục tiêu chiến lược sâu xa của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ngăn chặn "sự vươn lên thành bá chủ của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, đe dọa những lợi ích của Mỹ bằng cách cản trở đường đi của nước Mỹ hoặc chiếm lĩnh các vùng biển của khu vực này. Với quan điểm đó, vấn đề quan trọng nhất của Hoa Kỳ tai châu Á hiện nay là sự vươn lên, tầm ảnh hưởng và dự tính về sự lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực". Nói một cách khác, vị trí bá chủ vượt trội của Mỹ (chứ không phải Trung Quốc) tại khu vực châu Á Thái Bình Dương phải được duy trì.

Bảo báo cáo này cũng khẳng định rằng chiến lược quân sự phải đi đôi với chiến lược về kinh tế. CSIS nhận định "những thọa thuận thương mại như Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn" có vai trò quan trọng trong việc "duy trì một cấu trúc thương mại xuyên Thái Bình Dương giúp Mỹ tiếp cận và duy trì ảnh hưởng ở khu vực này".

Mặc dù cho rằng Mỹ "phải tích hợp tất cả các công cụ quyền lực quốc gia đó và không lệ thuộc mãi vào năng lực quân sự của mình", báo cáo của CSIS cho rằng chính sự suy giảm kinh tế một cách tương đối của Mỹ khiến nước này phải dùng sức mạnh quân sự để duy trì sự thống trị của mình ở châu Á, cũng giống như với Trung đông.

Mặc dù xác định Trung Quốc là đối thủ chính, CSIS bác bọ việc Mỹ lặp lại chiến lược kiềm chế, cô lập Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh với lập luận rằng kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Điều quan trọng trong bản báo cáo này là các tác giả phản đối ý tưởng dàn xếp để chia sẻ quyền lực với Trung Quốc, hay theo lời các tác giả trong lúc giải trình với ủy ban vũ trang của Hạ viện là "chế độ quản lý chung 2 cực công nhận lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và ngầm chia rẽ khu vực này".

Ý tưởng Mỹ chia sẻ quyền lực cùng Trung Quốc và ngầm chia rẽ châu Á Thái Bình Dương được một số nhà phân tích chiến lược ở Mỹ và Êc đề xuất nhằm tránh một cuộc chiển tranh Mỹ-Trung. Bản báo cáo của CSIS bác bọ ý tưởng này cũng như bất kỳ ý tưởng nào cho rằng Mỹ nên rút lui về vấn đề châu Á vì điều đó coi như Mỹ nhượng lại khu vực này cho Trung Quốc.

Loại bọ các phương án hòa bình, báo cáo của CSIS đệ trình một chiến lược về mặt quân sự. Các tác giả không khuyến khích một cuộc chiến với Trung Quốc và cho rằng "những hậu quả của một cuộc xung đột với quốc gia đó là gần như không thể tưởng tượng được và nên tránh càng xa càng tốt để duy trì những lợi ích của Mỹ". Nhưng các tác giả cũng không loại trừ khả năng xung đột trong trường hợp lợi ích của Mỹ bị đe dọa và cho rằng năng lực "duy trì hòa bình theo hướng có lợi" tùy thuộc vào việc Mỹ cho dư luận thấy rằng mình chiếm ưu thế (hơn Trung Quốc) trong trường hợp có xung đột.

"Các lực lượng Hoa Kỳ phải cho thấy sự sẵn sàng và năng lực chiến đấu và chiến thắng, ngay cả trong những tình huống khó khăn, thách thức liên quan đến A2AD (năng lực cản đường/ không cho tiếp cận) cũng như các mối đe dọa khác đối với quân đội Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương", CSIS đề xuất.

Vì thế, với danh nghĩa duy trì hòa bình, Hoa Kỳ đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh khốc liệt với Trung Quốc. Các nhà lập kế hoạch của Mỹ đặc biệt lo ngại về cái gọi là năng lực quân sự A2AD (năng lực cản đường/ không cho tiếp cận) của Trung Quốc - tức năng lực triển khai các tàu ngầm, tên lửa và máy bay chiến đấu hiện đại tinh vi, có thể gây nguy hiểm cho hải quân Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương.

Mặc dù Mỹ vẫn thưọng coi những vũ khí đó của Trung Quốc là "mối đe dọa" đối với quân đội của mình, trên thực tế Trung Quốc đang phải đối phó ở tư thế tự vệ trước sự hiện diện ngày càng lớn mạnh của hải quân Mỹ tại các vùng biển giáp đất liền Trung Quốc. Hải quân Mỹ thể hiện ưu thế vượt trội tại khu vực biển Hoa đông, Biển đông và những điểm"chết" quan trọng như eo biển Malacca, eo biển có vai trò then chốt đối với các tuyến đường hàng hải từ Trung đông và châu Phi mà Trung Quốc vẫn dùng để nhập năng lượng và nguyên liệu thô.

CSIS ủng hộ việc tái di chuyển và tăng cưọng các lực lượng quân đội Mỹ tại khu vực tây Thái Bình Dương nhằm thực hiện chiến lược "tái cân bằng" ở châu Á của chính quyền Obama.

Theo CSIS, chiến lược này nên được thực hiện cụ thể hóa bằng cách: kết hợp các căn cứ, quân đội và cơ sở quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tăng cưọng lực lượng của Mỹ ở Guam và các hòn đảo bắc Mariana - những hòn đảo có vị trí chiến lược ở tây Thái Bình Dương, điều các tàu chiến đấu ven biển đến Singapore - đây là loại tàu tương đối nhọ, có tốc độ cao, linh hoạt, có năng lực thu thập thông tin tình báo tốt, tiến hành các hoạt động đặc biệt và đổ bộ quân với xe bọc thép, sử dụng hiệu quả hơn nữa các căn cứ không quân, hải quân ở Êc và điều 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố Darwin ở phía bắc nước Êc.

Báo cáo của CSIS cũng xác nhận rằng Mỹ đã tiến hành các cuộc thảo luận với Thái Lan, Philippines và Việt Nam về việc cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ và hợp tác huấn luyện.

Bản báo cáo cũng xem xét đánh giá những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc tăng cưọng quan hệ quân sự với các nước trên khắp châu Á - từ Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka cho đến Myanmar, Indonesia và New Zealand - cũng như với các đồng minh chính thức của Mỹ.

đặc biệt là, xét về độ "nóng" của tình hình quân sự, CSIS đánh giá Êc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những đồng minh then chốt của Mỹ hiện đang "ở mức độ cấp bách cao hơn" - nói cách khác, đây là những quốc gia đang có nguy cơ xung đột quân sự lớn hơn với Trung Quốc - "còn các đồng minh và đối tác khác đang ở mức độ cấp bách thấp hơn".

Mặc dù vẫn đề cập rộng rãi về tất cả các tình huống cấp bách, bản báo cáo của CSIS chủ yếu tập trung vào khu vực "có mức độ cấp bách cao". Bản báo cáo này đề xuất quân đội Mỹ tăng cưọng hợp tác quân sự với Hàn Quốc, Nhật Bản và Êc và thúc đẩy hợp tác giữa các đồng minh này với nhau.

Riêng về Nhật Bản, CSIS cho rằng đảo Okinawa có tầm quan trọng chiến lược. đảo này "nằm chính giữa" đông Bắc Á và vùng biển đông Nam Á và "ở vị trí đối đầu chiến thuật với hệ thống A2AD khi tình hình đến mức cấp bách hơn" - tức là đây là hòn đảo có vai trò quan trọng đối với bất kỳ cuộc chiến nào với Trung Quốc. Chính quyền Obama vẫn kiên quyết phản đối lời kêu gọi của Nhật Bản rằng Mỹ phải di dọi căn cứ Futenna ra khơi Okinawa.

Báo cáo của CSIS không phải là tuyên bố chính sách chính thức của chính quyền Obama mà các phân tích của báo cáo này được coi là đề xuất tham khảo. Báo cáo phân tích và phản đối các kịch bản như kịch bản duy trì nguyên hiện trạng như hiện nay hoặc ý tưởng rút các lực lượng của Mỹ ra khơi khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất mà bản báo cáo phân tích sâu là các bước đi nhằm tăng cưọng năng lực quân sự của Mỹ trên khắp khu vực.

CSIS cho rằng ngoài việc đặt một hạm đội tàu sân bay hạt nhân ở tây nước Êc, Mỹ cần tăng gấp đôi số tàu ngầm hạt nhân tấn công ở Guam, điều tàu chiến ven biển đến Hàn Quốc, tăng gấp đôi qui mô các lực lượng đổ bộ của Mỹ ở Hawaii, triển khai một binh đoàn đánh bom lâu dài ở Guam, tăng cưọng các cơ sở trinh sát ở Êc hoặc Guam, nâng cấp năng lực chống tên lửa ở Nhật, Hàn Quốc và Guam; và tăng cưọng các lực lượng bộ binh Mỹ.

Trong số các đề xuất trên, CSIS đặc biệt nhấn mạnh cần phải điều thêm tàu ngầm tấn công đến Guam, trong tầm đó quân đội Mỹ có thể dễ dàng tấn công các tuyến đường hàng hải và căn cứ hải quân Trung Quốc.

Bất kỳ động thái nào trong số các động thái trên sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và đem đến nguy cơ chạy đua vũ trang và xung đột ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Bản báo cáo của CSIS cũng chỉ ra các khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột, từ bán đảo Triều Tiên, eo biển đài Loan tới Biển đông và khu biên giới đang tranh chấp giữa Ấn độ và Trung Quốc.

Bản báo cáo này cho thấy tầm nhìn xa của chính quyền Obama và cho thấy các quan chức quân sự và tình báo của Mỹ đang nghiên cứu chuẩn bị và lên kế hoạch cho một cuộc chiến với Trung Quốc.

Tùng Lâm

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: báo cáo
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay2,904
  • Tháng hiện tại77,066
  • Tổng lượt truy cập41,257,667
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây