Nghịch lý phí đường BOT: Không đi vẫn phải nộp phí!

Chủ nhật - 19/05/2013 21:57 1.022 0
Bên cạnh việc nộp phí BTĐB, các phương tiện còn phải nộp một khoản phí đường bộ nữa khi qua các trạm thu phí BOT. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bắt họ nộp phí đường BOT trong khi họ không đi trên các tuyến đường BOT này bao giờ liệu có hợp pháp?

 

Trong khi nguồn ngân sách còn hạn chế thì việc “xã hội hóa giao thông” dưới hình thức BOT để cải tạo, mở rộng, nâng cấp, làm mới các tuyến đường là việc làm cần thiết. Khi tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng, các phương tiện giao thông lưu hành trên các tuyến đường này sẽ phải trả cho chủ đầu tư một khoản phí.

Tuy nhiên, trên thực tế, từ ngày 01/01/2013 khi Nghị định 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc lập, quản lý Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) có hiệu lực, hàng năm chủ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải nộp phí một khoản phí BTĐB cho phương tiện giao thông của mình nhưng vẫn phải “è cổ” trả phí cho các tuyến đường mình không đi tới hoặc chưa được đi dưới danh nghĩa các trạm thu phí BOT như: trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài (Đông Anh- Hà Nội) thu hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cách trạm 30km; trạm thu phí Bỉm Sơn (Thanh Hoá), thu hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh Thanh Hoá cách đó 40km; 2 trạm thu phí trến Quốc lộ 5 hoàn vốn cho dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; …

 

Đi đường Thămg Long - Nội Bài phải nộp phí cho dự án đường tránh TP.Vĩnh Yên (ảnh Internet)

 

Trao đổi với PV Infonet, anh Trần Hà ở Thanh Xuân – Hà Nội bức xúc: Gia đình tôi có một chiếc xe Innova, thường xuyên đưa, đón khách đi sân bay Nội Bài hay xuống Hải Phòng, mỗi năm tôi phải nộp 1.560.000 đồng phí BTĐB nhưng vẫn phải nộp phí đường bộ khi qua trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài và hai trạm thu phí trên Quốc lộ 5 trong khi tôi không đi trên tuyến đường tránh TP.Vĩnh Yên và chưa được sử dụng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày nào.

 

Chưa được sử dụng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vẫn phải nộp phí BOT tại 2 trạm thu phí trên QL5

Cùng chung quan điểm với anh Hà, anh Nhật – Giám đốc một công ty kinh doanh vận tải cho biết: Theo quy định, xe đầu kéo và rơ-moóc, sơmi rơ-moóc phải chịu phí BTĐB riêng biệt trong khi rơ-moóc, sơmi rơ-moóc không thể ra đường nếu thiếu xe đầu kéo. Không những vậy, chúng tôi lại phải “gánh” thêm khoản phí cho các đoạn đường BOT mà phương tiện của chúng tôi chẳng lưu thông và chẳng được lưu thông một mét nào. Thật là phí chồng phí, anh Nhật than.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Cương – Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: BOT là Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; khi công trình hoàn thành, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng đó trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

"Về nguyên tắc, người tham gia giao thông chỉ phải nộp thêm phí đường bộ ngoài khoản phí BTĐB đã nộp khi sử dụng các tuyến đường BOT. Do vậy, việc thiết lập các trạm thu phí để thu phí đường bộ dưới danh nghĩa BOT tại những địa điểm không có BOT là trái luật", ông Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội nói.

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,385
  • Tháng hiện tại57,716
  • Tổng lượt truy cập41,238,317
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây