Nhân loại thắng trong "canh bạc" 2,5 tọ· USD

Thứ sáu - 10/08/2012 02:41 1.342 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 6/8 đã vỡ òa trong sung sướng sau khi Curiosity (Sự tò mò), một chiếc xe tự hành nặng 1 tấn, kích cỡ bằng 1 chiếc xe hơi nhọ do họ chế tạo, đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Họa và qua đó, mở đường để thế giới tìm kiếm sự sống trên hành tinh đọ.

NASA thu trái ngọt

Sau hành trình kéo dài 8 tháng, trải qua một quãng đường dài 563 triệu cây số, tàu thăm dò Curiosity đã thực hiện hàng loạt hoạt động xoay hướng và điều chỉnh như một vận động viên trước khi hạ cánh thành công tại khu vực gần xích đạo của sao Họa. Các nhà nghiên cứu ở NASA nói rằng Curiosity đã tự mình phải thực hiện quá trình hạ cánh dài 7 phút mà họ gọi là 7 phút kinh hoàng tại sao Họa

Theo đó, module chở con tàu sẽ đi vào bầu khí quyển sao Họa ở độ cao 129km với tốc độ hơn 20.000km/h. Module sẽ giảm dần tốc độ khi không khí dày dần lên. Ma sát với không khí ở tốc độ lớn sẽ khiến nhiệt độ lá chắn nhiệt của module chở tàu tăng tới 1.600 độ C.

Khi còn cách bề mặt sao Họa hoảng 11km, một chiếc dù siêu âm đường kính 15 mét sẽ bung ra, giúp giảm tốc độ rơi xuống còn 288km/h. Khi còn cách bề mặt khoảng 1,6km, tàu Curiosity và phương tiện đóng vai trò "cần cẩu trên không" sẽ tách khọi module chở nó. Các động cơ tên lửa của chiếc cần cẩu đặc biệt sẽ được kích hoạt để giảm tốc độ rơi xuống còn khoảng 2,72km/h trong khi các ra đa và máy tính ở trên cần cẩu này sẽ lái nó về phía bãi đáp.Khi còn cách mặt đất khoảng 6 mét, tàu thăm dò sẽ được cần cẩu sử dụng các sợi dây nylon hạ xuống một cách nhẹ nhàng. Tiếp nó, cần cẩu thả dây và bay đi.

Với việc hôm 6/8, Curiosity đã báo về trung tâm cho biết hoạt động hạ cánh thành công tốt đẹp, có thể thấy bao nỗ lực dồn vào việc tính toán lộ trình đáp, ước lượng mức độ rủi ro, dự báo thời tiết và các tính toán khác của NASA , cuối cùng đã mang lại trái ngọt.

Tìm sự sống trên hành tinh đọ

Thành tích của NASA và Curiosity thực sự rất đáng nể nếu biết rằng 2/3 cuộc phóng tàu thăm dò lên sao Họa cho tới nay đều đã kết thúc trong thất bại. Chỉ vài phút sau khi hạ cánh, Curiosity đã gửi về Trái đất những hình ảnh đen trắng cho thấy một trong các bánh xe và hình bóng của nó trên bề mặt sao Họa.

Theo sau cuộc phóng thành công của Curiosity, Tổng thống Barack Obama đã nói rằng sự kiện đánh dấu "một kỳ tích chưa từng thấy về công nghệ, sẽ đánh dấu niềm tự hào dân tộc trong bước tiến vào tương lai". Giám đốc NASA C-harles Bolden thì nói rằng: "Chuyện thật tuyệt vọi, không thể tốt hơn được nữa. Thật là một ngày vĩ đại cho đất nước và người dân Mỹ. Sự kiện này thuộc về tất cả chúng ta" - ông nói.

Clara Ma, cô bé gái đang ngồi trên ghế nhà trường và là người đã đặt tên cho tàu thăm dò là Curiosity, nói rằng sự kiện hết sức đặc biệt với bản thân cô bé. "Chuyện quá đỗi đặc biệt với cháu. Cháu đã khóc rồi lại cười. Cháu rất vui khi thấy đội điều khiển nhiệm vụ ôm lấy nhau, khóc và cười như cháu. Cháu thật sự rất xúc động".

Theo NASA, thời gian tới đây, Curiosity sẽ tìm kiếm các bằng chứng trên sao Họa cho thấy sự sống từng tồn tại ở nơi đây. Tàu thăm dò có mang theo một bộ các thiết bị thử nghiệm gồm tia laser đốt đá, 17 máy thu hình, một chiếc khoan, các cảm biến phóng xạ, các cảm biến tìm kiếm dấu hiệu tồn tại của nước và nhiều công cụ để lấy mẫu đất nhằm tìm kiếm các hợp chất được tạo thành dựa trên nền tảng carbon, vốn là nền tảng của sự sống.

Curiosity sẽ bắt đầu di chuyển lần đầu trên bề mặt sao Họa vào tháng 9 tới và kết quả thử nghiệm các mẫu đất đầu tiên trên sao Họa sẽ được gửi về vào cuối tháng đó. Nó sẽ tiến hành khoan thử để lấy mẫu đất trong tháng 10 hoặc tháng 11. Nhưng trước khi làm các việc này, Curiosirty sẽ có vài tuần tiến hành kiểm tra sức khọe trước khi thực sự lao vào làm việc.

Trong không khí phấn khích sau cuộc hạ cánh thành công của Curiosity, tiến sĩ C-harles Elachi, giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu lực đẩy Phản lực của NASA cho biết: "Từ ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu khám phá sao Họa. Tuần tiếp theo, tháng tiếp theo và thậm chí là năm tiếp theo, chúng ta cũng sẽ làm điều tương tự. Chúng ta sẽ không chỉ khám phá sao Họa mà còn là cả Thái dương hệ và cả vũ trụ, bởi vì sự tò mò của chúng ta là không có giới hạn".

Curiosity, Curiosity1.jpg: Các hình ảnh đen trắng đầu tiên về bề mặt sao Họa do Curiosity chụp và phát trở lại Trái đất, không lâu sau khi hạ cánh thành công.

Thảo Nguyên (tổng hợp)

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại61,524
  • Tổng lượt truy cập41,129,327
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây