Theo tọ Sankei Shimbun, Nhật Bản nên học tập phương thức ngoại giao vừa cứng rắn vừa mềm mọng của Việt Nam với Trung Quốc vào xử lý tranh chấp ở quần đảo Senkaku giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Bài báo nói rằng "tấm gương" cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù thua kém về sức mạnh quân sự nhưng trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam không hề tọ ra lép vế trước Trung Quốc. Việt Nam đã sử dụng ngoại giao đa phương làm phương tiện tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua mới và nâng cấp vũ khí từ Nga, hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển đông, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế quốc phòng với Mỹ…
Những thành tựu về quan hệ ngoại giao giúp Việt Nam tăng thêm sức mạnh về nhiều mặt nhưng quan hệ song phương Việt - Trung không hề bị gián đoạn hoặc xấu đi. "Vậy tại sao chính quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda lại không học tập theo cách làm của Việt Nam?" - tác giả đề xuất.
Tàu tuần dương của Trung Quốc (Ảnh: SINA)
Tác giả bài viết trên Sankei Shimbun cho rằng các chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hết sức đa dạng, diễn ra trên các mặt trận truyền thông, kinh tế hay thậm chí bằng vũ lực.
Tranh cãi chủ quyền ở biển đông chưa tìm ra hướng giải quyết vì nhiều nguyên nhân, mà vấn đề chính trong đó, theo Giáo sư danh dự Paul Dibb - trường đại học Quốc gia Êc - là do "Trung Quốc không tôn trọng luật biển quốc tế". Tọ Sankei Shimbun tiếp tục dẫn lời giáo sư Dibb cho rằng trong mối quan hệ với các nước liên quan, Bắc Kinh chưa từng ký kết hiệp định đề phòng sự cố trên không và trên biển; cũng như không tọ ra quan tâm đến vấn đề này.
Tọ báo cũng dẫn lời ông Rommel C. Banlaoi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố, bạo lực và hòa bình (PIPVTR) của Philippines: "Với chủ trương tuyên bố chủ quyền đối với biển đông, việc thành lập thành phố Tam Sa là một trong những chiến lược tăng cưọng sức mạnh chi phối tình hình của Bắc Kinh". Một nguồn tin khác của Philippines nói: "Với thái độ cứng rắn, Trung Quốc sẽ tăng cưọng các hành động biểu dương lực lượng trên Biển đông".
Còn bài xã luận trên trang tin The Want China Times viết rằng nếu Việt Nam bắt đầu tiến hành tuần tra thưọng xuyên xung quanh quần đảo trường Sa, nhất là sau khi vừa thông qua luật biển của Việt Nam, căng thẳng với Bắc Kinh có thể tăng lên, dễ dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự tại Biển đông.