Nhật sẽ xử nặng kẻ xâm phạm chủ quyền

Chủ nhật - 19/08/2012 06:09 1.231 0
Bắc Kinh kêu gọi Tokyo theo đuổi "việc đối thoại và đàm phán" để giải quyết vấn đề quần đảo tranh chấp

 

Chính phủ Nhật Bản hôm 17-8 quyết định đẩy nhanh các biện pháp nhằm ngăn chặn sự tái diễn của các vụ xâm phạm quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc và đài Loan. Những biện pháp mà Tokyo có thể áp dụng bao gồm giám sát an ninh chặt chẽ hơn và những luật lệ nghiêm ngặt hơn. 
Theo hãng tin Kyodo, quyết định này được đưa ra tại cuộc họp giữa Thủ tướng Yoshihiko Noda và các thành viên nội các để bàn về cách thức xử lý vụ đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nói trên của 14 nhà hoạt động Trung Quốc. Tại cuộc họp, nội các Nhật Bản đã bật đèn xanh cho việc trục xuất những người này, thay vì tìm kiếm những cáo buộc hình sự.
Các nhà hoạt động Trung Quốc (trái) lên tàu trở về
Hồng Kông sau khi bị Nhật Bản trục xuất hôm 17-8. Ảnh: REUTERS
Dù vậy, ông Jin Matsubara, Chủ tịch ủy ban An toàn Công cộng quốc gia, cho biết cuộc họp đã nhất trí rằng cần áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với những người xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước này.     
Trong khi đó, ông Seiji Maehara, người phụ trách chính sách của đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền, hôm 18-8 cho rằng nước này cần tăng cưọng sức mạnh của lực lượng phòng vệ bọ biển để bảo vệ các quần đảo tranh chấp.
Ông nói với các phóng viên rằng chính phủ và các đảng phái sẽ thảo luận về cách thức tăng cưọng sức mạnh cho họ. Ông cho biết: "Chúng ta không chỉ nên bàn về việc tăng cưọng nhân sự và tàu thuyền mà còn về những hình thức hỗ trợ khác dành cho lực lượng phòng vệ bọ biển".
Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi 14 nhà hoạt động Trung Quốc về đến Hồng  Kông. Báo chí Nhật Bản nhận định rằng chính phủ của ông Noda muốn nhanh chóng khép lại vụ việc nói trên  vì nhận thấy không thể cùng lúc đối đầu với Trung Quốc và Hàn Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh sau đó đã ra tuyên bố kêu gọi  Tokyo hướng đến "việc đối thoại và đàm phán" để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ nói trên. Mặt khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc một số nghị sĩ và thành viên các nhóm cánh hữu Nhật Bản có ý định đến Senkaku/Điếu Ngư để tưởng niệm những nạn nhân của thế chiến thứ hai vào chiều tối 18-8.
HOÀNG PHƯÆ NG

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    19/08/2012 13:19

    VN PHẢI Xọ¬ NẶNG KẺ XÂM PHẠM CHủ QUYọ€N đọ‚ BẢO Vọ† NGƯ DÂN đÃNH CÁ VÙNG BIọ‚N đÔNG. Việc một tàu lạ đã đâm tàu đánh cá của ngư dân rồi bọ đi, mà không vớt các ngư dân mặc cho họ sống chết ra sao ngoài biển khơi, đây là một hành động cố ý có mục đích không mang tính nhân văn, chúng ta không thể nào chấp nhận được. Hiện nay ở nước ta tình trạng tàu lạ liên tục đâm vào tàu đánh cá của ngư dân Việt nam ở các tỉnh ven biển miền trung, nhưng không xác định được nguồn gốc tàu đã đâm vào, đây là sự thiệt hại lớn đối với ngư dân nước ta. đề nghị nhà nước, các cơ quan có chức năng như Lực lượng cảnh sát biển, Biên phòng cần có phương án để bảo vệ ngư dân nước ta. để có thể bảo vệ được ngư dân, đề nghị Nhà nước cấp trang bị cho Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh và Lực lượng cảnh sát biển, tàu vọ sắt công suất 3.000 CV để bảo vệ biển và cứu hộ, cứu nạn trên biển. đồng thời kiến nghị nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu vọ sắt có công suất lớn để thành lập những tập đoàn đánh bắt hiện đại. Nếu xác minh được nguồn gốc con tàu lạ ở nước nào, thì yêu cầu chính quyền của nước đó phải chịu trách nhiệm vấn đề này. Ngoài việc bồi thưọng tính mạng và tài sản của ngư dân bị thiệt hại, yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc các thủy thủ và thuyền trưởng trên chiếc tàu này theo quy định của pháp luật Việt nam. Phải làm kiên quyết như nước Nga vừa qua đối với kẻ xâm phạm chủ quyền. MINH TRÍ

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay3,536
  • Tháng hiện tại10,928
  • Tổng lượt truy cập41,866,461
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây