Nhiệm vụ hàng đầu và các ngành ưu tiên trong đề án tái cơ cấu kinh tế

Thứ ba - 17/04/2012 11:55 1.461 0
Trong đề án tái cơ cấu kinh tế của Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa mới hoàn thành đã nêu rõ Tái cơ cấu hệ thống các TCTD và TTCK là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu cũng như cần ưu tiên 7 nhóm ngành quan trọng phát triển trong trung và dài hạn.

 

 
Theo đề án vừa được Bộ trình ủy ban Thưọng vụ Quốc hội, sẽ có 2 loại ngành được ưu tiên phát triển khi tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế là loại đang có lợi thế cạnh tranh và loại có thể xây dựng, bổ sung lợi thế cho Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 cũng như tương lai xa hơn
 
7 nhóm ngành được khuyến nghị được ưu tiên trong trung và dài hạn, bao gồm: luyện kim, hóa dầu, đóng tàu - phương tiện vận tải, điện tử, công nghiệp xanh - năng lượng tái tạo, dịch vụ giao nhận vận tải (logistics) và du lịch.
 
Theo Bộ Kế hoạch & đầu tư, việc phát triển các ngành này sẽ góp phần bổ sung lợi thế cho các ngành đang có lợi thế hiện tại, đồng thời thay thế một số ngành thâm dụng lao động như dệt may, da dày, chế biến gỗ - lâm sản… Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng lưu ý cần tiếp tục hiện đại hóa các ngành như bưu chính - viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin.
 
đối với các ngành có lợi thế cạnh tranh hiện tại (gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đề án cho rằng nên tiếp tục ưu tiên theo các tiêu chí như hiệu quả, tọ· trọng giá trị gia tăng cao, độ lan tọa, tạo nhiều công ăn việc làm cũng như chiếm tọ· trọng lớn trong GDP cũng như xuất khẩu.
 
Việc lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, theo đó sẽ góp phần cơ cấu lại các khu vực của nền kinh tế. đến năm 2020, dự kiến tọ· trọng đóng góp vào nền kinh tế tối đa của nông nghiệp sẽ chỉ đạt 15% trong khi công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tối thiểu 85% (hiện lần lượt là hơn 20% và gần 80%). Ngoài ra, các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao cũng phải chiếm khoảng 45% GDP.
 
để thực hiện các mục tiêu này, đề án tài cơ cấu đề ra một loạt các giải pháp, mà trước hết là tập trung vào việc rà soát, nâng cao chất lượng quy hoạch, công khai các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, làng nghề… Bộ Kế hoạch & đầu tư cũng đề xuất việc đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước (đưa vốn Nhà nước, bao gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ, đầu tư ngoài ngân sách vào khuôn khổ chi tiêu trung hạn), tái cơ cấu để nâng cao chất lượng doanh nghiệp quốc doanh.
 
để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu, cơ quan soạn thảo tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phải hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tải khóa, đảm bảo ổn định vĩ mô. Chính sách tiền tệ cần theo đuổi mục tiêu lạm phát 4-6% một năm trong trung và dài hạn, thực hiện đầy đủ, nhất quán đề án tái cơ cấu thị trường tài chính - chứng khoán… Cùng với đó, tài khóa sẽ được điều hành chủ động theo hướng "nghịch chu kỳ" (giảm chi tiêu công khi kinh tế tăng trưởng mạnh), phân đầu giảm bội chi trung hạn xuống mức 3-3,5% một năm. đồng thời, nhằm "dưỡng sức" cho doanh nghiệp, Chính phủ sẽ giảm dần mức thu thuế thu nhập xuống mức 22-23% vào năm 2015 và 20% trước năm 2020.
 
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước cũng được để án nhắc tới nhưng một giải pháp. Theo đó, vai trò của doanh nghiệp, nhà đầu tư mang tính quyết định trong đổi mới, chuyển dịch từng bước. Tuy nhiên, ở các khâu tăng tốc, đột phá, Việt Nam vẫn xác định Nhà nước có vai trò "quan trọng hơn nhiều".
 
Cụ thể, Nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo, hỗ trợ bằng cách xác định ưu tiên phát triển, trực tiếp tham gia đầu tư dưới hình thức thích hợp, trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm, dẫn dắt, định hướng và lôi kéo nhà đầu tư cũng như các bên liên quan để thực hiện tăng tốc, đột phá phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên.
 
Ngoài ra, đề án của Bộ Kế hoạch & đầu tư cũng đề cập đến các giải pháp khác như thực hiện chương trình quốc gia về phát triển, nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh, nâng cao hiệu lực quản lý các dự án FDI, hoàn thiện các hành lang pháp lý đối với phát triển kinh tế, doanh nghiệp…
 
Cuối cùng, quá trình tái cơ cấu kinh tế được cơ quan soạn thảo đúc kết bằng cụm từ "vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá". Theo đó việc "tuần tự tiệm tiến" sẽ được áp dụng đối với các ngành mà công nghệ ít thay đổi. Trong khi đó, đối với các ngành công nghệ thay đổi nhanh, cần chọn, áp dụng các công nghệ hiện đai nhất nhằm "tăng tốc đột phá", qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức bật đối với nền kinh tế.
 
Theo chương trình phiên họp thứ 7, sáng 19/4, ủy ban Thưọng vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới. Có thể bản đề án mà Bộ Kế hoạch và đầu tư đã hoàn thành sẽ còn qua nhiều lần chỉnh sửa. Tuy nhiên, ra đọi từ cơ quan được Chính phủ giao nghiên cứu xây dựng đề án, những nội dung cụ thể của đề án đương nhiên rất được sự trông đợi, không của riêng giới chuyên gia.
 
đề án cần được thẩm tra bởi hệ thống quan điểm rõ ràng và khoa học, tránh thẩm định đề án lớn như vậy theo kiểu "cùng vui vẻ với nhau", nếu không "niềm vui" đó sẽ là nỗi buồn của nhân dân, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đề nghị.
 
PV (tổng hợp)
 

Ý kiến của bạn

SỊM TÁI CẤU TRÊC Nọ€N KINH TẾ VIọ†C CẦN LÀM NGAY

đối với nền kinh tế của nước ta thì doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, do vậy tái cấu trúc nền kinh tế phải bắt đầu từ doanh nghiệp nhà nước là việc cần làm ngay. Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh có hiệu quả đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm tọ· lệ lớn trong khọan thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên vẫn còn những tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc, kế tóan trưởng vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền nhà nước, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử , những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để củng cố niềm tin cho người dân đối với các tập đòan nhà nước, tin vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước , tin vào chế độ ưu việt của nước ta, không có cách nào hơn phải kịp thời tái cơ cấu nền kinh tế của nước ta hiện nay. Tái cơ cấu mang ý nghĩa là sửa chửa những yếu kém trong thời gian vừa qua, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm tổng giám đốc hay giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh.Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay4,960
  • Tháng hiện tại4,960
  • Tổng lượt truy cập41,385,289
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây