Nhiều góp ý về chế độ chính trị

Thứ năm - 24/01/2013 22:44 1.269 0
Sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tập trung phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

 

Ngày 23-1, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến nhằm cung cấp thông tin để các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Dự thảo).

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó trưởng Ban Biên tập Dự thảo, cho biết từ ngày 2-1, sau khi chính thức lấy kiến góp ý của nhân dân vào Dự thảo (trên trang http://duthaoonline.quochoi.vn), đến nay ban biên tập đã nhận được 630 ý kiến, trong đó tập trung vào chế độ chính trị, quyền con người và quyền cơ bản của công dân. Cụ thể, có 209 ý kiến về chế độ chính trị, chiếm 1/3 tổng số ý kiến đóng góp; 5 ý kiến về điều 4 Dự thảo quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước và 26 ý kiến về điều 13 Dự thảo quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh.

Về quyền và nghĩa vụ của công dân, ban biên tập nhận được 153 ý kiến, trong đó tập trung vào điều 21 Dự thảo quy định quyền sống với 22 ý kiến. Đặc biệt, rất nhiều góp ý của người dân về sở hữu đất đai trong chương về kinh tế, tiếp đó là các điều về bộ máy Nhà nước, thành lập hội đồng hiến pháp hay tòa án hiến pháp. Theo thống kê, đến nay có 97/127 điều trong Dự thảo được người dân tham gia đóng góp ý kiến.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tập trung vào nội dung phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.  Dự thảo nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan Nhà nước khác. Về bộ máy Nhà nước, Dự thảo có nhiều điểm sửa đổi bổ sung, xác định rõ hơn các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; mối quan hệ giữa các cơ quan; quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đặc biệt, Dự thảo bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập như Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia…

Ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tổ trưởng Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, cho biết từ ý kiến của nhân dân tổng hợp, Chính phủ sẽ làm một dự thảo tiếp thu rồi gửi Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp để thêm tiếng nói và trách nhiệm của Chính phủ.
 

Ngày 21-1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo, đã có thư gửi các đại biểu Quốc hội đề nghị đóng góp ý kiến cụ thể, thiết thực, đề xuất với ủy ban.

BẢO TRÂN

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay3,029
  • Tháng hiện tại77,343
  • Tổng lượt truy cập41,257,944
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây