Nhiều "mánh" hối lộ CSGT sẽ được tung ra?

Thứ ba - 25/09/2012 03:51 1.130 0
Người dân TP.HCM đang xôn xao trước thông tin, UBND TP.HCM vừa giao công an TP phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu xây dựng đề án áp dụng các hình thức xử phạt, mức xử phạt đặc thù đối với các hành vi vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP.

Theo Dự thảo, nhiều lỗi vi phạm như dừng đỗ sai quy định, chở quá số người, đua xe trái phép, dùng rượu bia khi điều khiển phương tiện... được đề xuất tăng nặng mức xử phạt, ngoài xử phạt hành chính còn thêm hình phạt bổ sung như tịch thu xe, tước giấy phép lái xe không thời hạn, tạm giữ có thời hạn.

Cảnh sát giao thông đang xử phạt người vi phạm

Quyết định cứng rắn

Theo UBND TP. thì việc áp dụng thí điểm tăng mức phạt vi phạm an toàn gia thông nhằm tăng cưọng hiệu quả răn đe, giáo dục người vi phạm nói riêng và người tham gia giao thông nói chung, vấn đề đặt ra là cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho phù hợp với thực tiễn và tăng sức răn đe. Cùng với đó là tăng cưọng trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra khảo sát. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ngăn ngừa, kiềm chế tai nạn. Dự kiến sau khi đề án hoàn tất, UBND TP. sẽ kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức áp dụng thí điểm trên địa bàn thành phố trước khi áp dụng rộng rãi.

Hiện nay, TP.HCM và Hà Nội là 2 địa điểm đang được áp dụng thí điểm mức xử phạt tăng nặng đối với các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ trong khu vực nội thành theo Nghị định 34/2010/Nđ-CP. Mức phạt này cao hơn mức phạt chung từ 40 - 200%, tùy hành vi. Trước đó trong tháng 3/2012 và tháng 6/2012, UBND TP. cũng đã điều chính mức phạt nặng này trên toàn địa bàn TP., bao gồm cả khu vực ngoại thành. Nay TP.HCM tiếp tục nghiên cứu các mức phạt đặc thù cho các hành vi vi phạm an toàn giao thông để nâng cao tính răn đe.

Ngoài ra, UBND TP. cũng yêu cầu Công an TP. chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ tăng cưọng công tác tuần tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông của các phương tiện giao thông từ các địa phương khác khi tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. Thưọng xuyên kiểm tra, rà soát các trường học, điểm kinh doanh, ăn uống có ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông để nghiên cứu các biện pháp khắc phục. Xử phạt đình chỉ hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ăn uống không đảm bảo điều kiện về chỗ đậu xe, để xe lấn chiếm lòng lề đường ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

UBND TP. còn chỉ đạo sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát kỹ quy hoạch, tổ chức các bãi đậu xe, nhà đậu xe, hầm đậu xe trên từng địa bàn; quyết tâm xây dựng các nhà để xe 2 bánh tự động có kết cấu lắp ghép đơn giản trong thời gian tới. Giải quyết dứt điểm tệ nạn rải đinh, rải vật sắc nhọn trên đường, lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè. Xử lý nghiêm tình trạng dừng đậu xe trái phép, lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè, xoá bọ các bến xe không đủ tiêu chuẩn.

Nhiều dư luận trái chiều

Về việc nâng hàng loạt mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ nêu trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/Nđ-CP của Chính phủ đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân trên địa bàn TP., đông đảo người dân bày tọ sự đồng tình, hưởng ứng chế tài mạnh này, tuy nhiên việc áp dụng nâng mức xử phạt cũng gây ra không ít vấn đề bất cập.

Anh Võ Hoàng Thanh (37 tuổi, phưọng Linh Xuân, quận Thủ đức) tài xế lái xe container cho biết, việc nâng mức hình phạt đối với người vi phạm giao thông là cần thiết, tuy nhiên nó cũng sẽ dễ phát sinh ra nhiều vấn đề. Theo anh Thanh thì ví dụ như lái ô tô chạy quá tốc độ với hình phạt như hiện nay thì sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng, vì thế nhiều lái xe sẽ tìm mọi cách đưa hối lộ cho cảnh sát để được đi ngay thay vì phải đến kho bạc để nộp phạt.

Ông Nguyễn Ngọc Tưọng, phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM cho biết: "Chúng tôi cũng hướng vào việc tuyên truyền vận động người dân không đưa hối lộ khi vi phạm an toàn giao thông. Không đưa hối lộ thì sẽ không có người nhận hối lộ. để giám sát việc này, cũng có những phương án trang bị các phương tiện nghiệp vụ, camera theo dõi tại các giao lộ, ngã tư vừa phục vụ an toàn giao thông vừa theo dõi xử phạt vi phạm giao thông, đồng thời giám sát các đồng chí thực thi nhiệm vụ trên đường và trường hợp người dân đưa hối lộ khi vi phạm luật giao thông".

Theo ông Nguyễn Ngọc Tưọng, công an TP. cũng có chủ trương nếu vi phạm đưa hối lộ thì CSGT có nhiệm vụ lập biên bản người đưa hối lộ, bên cạnh đó sẽ bố trí lực lượng thanh tra bí mật mặc thưọng phục để theo dõi, giám sát công việc này. Ví dụ, trường hợp người vi phạm giao thông đưa hối lộ 500.000 đồng thì công an lập biên bản yêu cầu người đưa hối lộ ký nhận, sau đó chuyển về cơ quan công an thì chiến sĩ công an đó sẽ nhận được 1 triệu đồng, tức là được thưởng gấp đôi. Trong trường hợp người đưa hối lộ không chịu ký vào biên bản thì cảnh sát giao thông nhọ người dân đi trên đường chứng kiến ký làm chứng. đây là hình thức giảm đi tình trạng nhận hối lộ và mãi lộ trên đường, là cách công khai danh chính đàng hoàng cảnh sát làm nhiệm vụ không nhận hối lộ. đồng thời, cũng là biện pháp chấn chỉnh tư tưởng của người dân khi vi phạm luật là hối lộ tiền để giảm nhẹ tội.

Bên cạnh đó thì cũng có không ít người đồng tình ủng hộ tăng mức phạt đối với người vi phạm Luật giao thông. Anh Nguyễn Tấn Hòa (37 tuổi, trú tại phưọng 3, quận Gò Vấp) tài xế taxi cho biết, anh rất đồng tình với việc nâng mức xử phạt với những người có hành vi vi phạm giao thông. Theo anh, khi tăng mức hình phạt cao thì những người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ. Hiện nay, có rất nhiều lái xe phóng nhanh vượt ẩu rất dễ gây tai nạn, không những gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân mà còn cho những hành khách ngồi trong xe của mình và các xe khác đang cùng tham gia giao thông.

"Bản thân chúng tôi khi đã lên xe, cầm vào tay lái với phương châm an toàn tuyệt đối không phóng nhanh vượt ẩu, an toàn của khách hàng cũng chính là an toàn tính mạng của chúng tôi, đây là cái nghiệp của người lái xe", anh Hòa chia sẻ.

Bà Trần Thị Năm, một hành khách đi từ TP.HCM về Long An cho rằng: "Với đặc thù công việc thì bản thân người lái xe đã phải có ý thức luôn làm chủ tay lái, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho hành khách. Tôi hy vọng với việc nâng mức xử phạt như Dự thảo sẽ nâng cao ý thức của người tham gia giao thông có trật tự hơn, thành hệ thống và giảm tối đa tai nạn giao thông".                          

Tăng mức xử phạt như vậy "vẫn còn nhẹ"

Ông Tạ Long Họ· - Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM kiêm giám đốc điều hành hãng Vinasun taxi cho biết, việc vi phạm giao thông không những gây nguy hiểm cho người lái mà còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông trên đường. Nhất là đối với những tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Cũng theo ông Họ·, nghe điện thoại khi cầm lái là thói quen khó sửa, nhưng chỉ một chút sao nhãng cũng có thể gây tai nạn giao thông. "Chúng tôi thưọng quán triệt các thành viên trong hiệp hội cần tuyệt đối không nghe điện thoại khi cầm lái. đây là hành vi gây nguy hiểm, vì thế cá nhân tôi cho rằng việc tăng mức xử phạt như vậy vẫn còn nhẹ", ông Họ· cho biết.       

Quyết Thắng
 

Ý kiến bạn đọc
 

  • Minh Trí (25-09-2012 | 10:22 )

    Theo quy định hiện nay người vi phạm an toàn giao thông sẽ bị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ bằng lái xe ô tô, cà vẹt xe . Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước thì Cảnh sát giao thông mới trả lại các giấy tọ đã giữ cho người có hành vi vi phạm giao thông. Thực tế hiện nay người tham gia giao thông khi có công việc phải đi xa, lỡ vi phạm an toàn giao thông đều mong muốn được xử lý để được đi ngay để lo công việc của mình, trong khi đó phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước địa điểm thì khá xa , nhiều khi trúng vào ngày nghĩ lễ tết hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật cũng rất khó cho việc nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước, vì thế nhiều lái xe sẽ tìm mọi cách đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông để được đi ngay thay vì phải đến kho bạc để nộp phạt. để tránh việc tiêu cực có thể xãy ra, ngành tài chính nên phát hành biên lai có giá trị như tiền , mệnh giá lớn nhọ tùy thuộc quy định mức phạt hiện nay theo Nghị định số 34/2010/Nđ-CP của Chính phủ , có thể lực lượng cảnh sát giao thông thi hành nhiệm vụ phân công một người làm nhiệm vụ thủ qũy, nhận biên lai có giá trị như tiền tại cơ quan tài chính và có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan tài chính và kịp thời nộp vào kho bạc số tiền đã phạt trong ngày. Có như vậy sẽ hạn chế tiêu cực đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông. Minh Trí

 

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay7,580
  • Tháng hiện tại40,594
  • Tổng lượt truy cập41,420,923
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây