Máy bay B-52D
đây là loại máy bay ném bom tầm xa chuyên dụng không có khả năng trinh sát, được cải biến để mang được tải trọng bom thông thưọng nặng hơn dùng để ném bom rải thảm tại Việt Nam.
Mặt dưới máy bay được sơn đen để chống lại đèn pha tìm kiếm. Mỹ đưa chúng vào hoạt động từ tháng 12/1956. Có 170 chiếc B-52D được chế tạo.
Máy bay B-52F
B-52F được trang bị động cơ J57-P-43W với hệ thống phun nước động cơ dung lượng lớn hơn và máy phát điện mới. Mỹ đưa chúng vào hoạt động từ tháng 6/1958. Có 89 chiếc được chế tạo.
Máy bay B-52G
Phiên bản B-52G được đề nghị để kéo dài vòng đọi phục vụ của chiếc B-52 do sự chậm trễ trong chương trình phát triển chiếc B-58 Hustler. Ban đầu, một sự thiết kế lại tận gốc được đưa ra với kiểu cánh hoàn toàn mới và kiểu động cơ Pratt & Whitney J75.
Điều này bị bác bọ để tránh làm chậm trễ việc sản xuất, cho dù một số thay đổi được áp dụng. Thay đổi đáng kể nhất trong số đó là kiểu "cánh ướt" hoàn toàn mới có các thùng nhiên liệu tích hợp bên trong làm gia tăng đáng kể trữ lượng nhiên liệu.
Trọng lượng toàn thể chiếc máy bay được tăng thêm 17.235 kg (38.000 lb) so với các phiên bản trước. Thêm vào đó, một cặp thùng nhiên liệu bên ngoài 2.650 L (700 US gal) được lắp dưới cánh. Kiểu cánh tà thông thưọng trên cánh cũng được thay thế bằng tấm lái ngang để điều khiển việc lộn vòng.
Cánh đuôi được cắt ngắn 2,4 m (8 ft), hệ thống phun nước động cơ dung lượng tăng lên 4.540 L (1.200 US gal), và vòm radar mũi được mở rộng. Xạ thủ súng đuôi được trang bị ghế phóng và được bố trí về buồng lái chính.
Mô phọng khái niệm "Trạm chiến đấu" (Battle Station), đội bay tấn công (gồm phi công, phi công phụ, và hai sĩ quan vận hành hệ thống dẫn đường ném bom ở tầng dưới) ngồi hướng ra phía trước, trong khi đội bay phòng thủ (xạ thủ súng và sĩ quan vận hành phản công điện tử) ở tầng trên ngồi hướng ra phía sau.
Kiểu B-52G được đưa vào sử dụng từ ngày 13/2/1959, có 193 chiếc được chế tạo. Hầu hết những chiếc B-52G đã bị phá hủy cho phù hợp với Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược START I năm 1992. Một vài khung máy bay còn được giữ lại và trưng bày tại các bảo tàng hay các căn cứ không quân.
Máy bay B-52H
Có cùng sự thay đổi về đội bay và cấu trúc như phiên bản B-52G. Nâng cấp đáng kể nhất là chuyển sang kiểu động cơ turbo quạt ép TF33-P-3, cho dù có những vấn đề ban đầu về độ tin cậy (được sửa chữa bằng chương trình Hot Fan năm 1964), đã cung cấp tính năng bay tốt hơn đáng kể và hiệu quả hơn về nhiên liệu so với kiểu động cơ turbo phản lực J57.
Hệ thống điện tử và hệ thống phản công điện tử (ECM) được cập nhật, một hệ thống kiểm soát họa lực mới được trang bị, và vũ khí phòng thủ phía sau được thay đổi từ súng máy sang một khẩu pháo M61 Vulcan 20 mm. Nó có khả năng mang bốn tên lửa đạn đạo AGM-48 Skybolt.
Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 10/7/1960, được đưa vào hoạt động ngày 9/5/1961, có 102 chiếc được chế tạo. Phiên bản 'H' là kiểu duy nhất còn đang được sử dụng.
Có tổng cộng 744 chiếc B-52 được chế tạo. Chiếc cuối cùng, một chiếc B-52H số hiệu 61-0040, rọi nhà máy vào ngày 26/10/1962.
Không quân Hoa Kỳ dự định giữ lại những chiếc B-52 trong phục vụ cho đến ít nhất là năm 2040, một khoảng thời gian hoạt động dài chưa từng có trong lịch sử đối với một máy bay quân sự.
Máy bay chiến đấu F111.
Nhiệm vụ của F-111 là đánh chặn máy bay địch từ xa cho hải quân Mỹ cũng như thực hiện ném bom cho không quân. Trong suốt chiến tranh ở Việt Nam, Lợn đất F-111 được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên nó đã bị tổn thất nặng nề
Máy bay chiến đấu McDonnellDouglasF-4PhantomII.
F-4 Phantom II (con ma 2)[2] là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam.
Như là kiểu tiếp nối cho chiếc F-100 đạt được tốc độ Mach 1, chiếc F-105 cũng được trang bị tên lửa và một khẩu pháo; tuy nhiên, thiết kế của nó được dành cho nhiệm vụ xâm nhập tốc độ cao ở tầm thấp mang theo một bom nguyên tử duy nhất bên trong thân.
Máy bay ném bom F-5.
một phần trong gia đình máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi, được thiết kế và chế tạo bởi hãng Northrop tại Hoa Kỳ, bắt đầu vào thập kọ· 1960. Hàng trăm chiếc vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới vào đầu thế kọ· 21, và F-5 cũng được dùng làm mẫu cho một số thiết kế máy bay khác.
Máy bay vận chuyển BoeingCH-46SeaKnight.
BTV (t/h)
Nguồn tin: nguoiduatin