Cô du kích một lòng kiên trung
Câu chuyện về bà Trịnh Thị Thanh Mão (SN 1950, thôn Hà Xá, xã Triệu Ãi, huyện Triệu Phong, Quảng Trị), người từng ám sát hụt tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1970 đã xảy ra cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên, mỗi khi nhớ lại, trong tâm trí cô du kích năm nào, câu chuyện vẫn giống như thước phim quay chậm mới xảy ra ngày hôm qua. Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhọ treo đầy ảnh đen trắng thời chiến, bằng khen, giấy khen là người phụ nữ có khuôn mặt hiền, đôi mắt sáng lạ thưọng. Cái giọng sang sảng đậm chất Quảng Trị, rất hút hồn người đối diện.
Cô du kích Trịnh Thị Thanh Mão thời trẻ (người cầm súng)
Ngôi nhà của bà Mão nằm sát bìa rừng phía tây huyện Triệu Phong. đó chính là cơ sở để các chiến sĩ bộ đội tụ họp, trao đổi tài liệu bí mật, kế hoạch tác chiến. Năm 1964, lính Ngụy đổ về lập căn cứ, dồn dân lập ấp, bố ráp làng Hà Xá. Chúng giăng khẩu hiệu: "đốt sách, phá sạch, giết sạch". Bọn giặc điên cuồng gặp người bắn người, gặp trâu bò bắn trâu bò, nhà cửa chúng đốt phá không thương tiếc. Lòng sục sôi căm thù giặc, năm 15 tuổi, bà Mão tham gia vào đội thiếu niên An ninh mật Hà Xá và giữ chức đội trưởng.
Ngày ấy, bà Mão cùng các thành viên trong đội có nhiệm vụ liên lạc nắm tình hình địch và luồn sâu vào căn cứ địch vẽ sơ đồ doanh trại, hầm hào rồi lên rừng báo cho cơ sở. Lúc họ cải trang thành đứa trẻ chăn trâu, bí mật chuyển vũ khí, thuốc men vào căn cứ cách mạng, lúc thì hóa thân thành người bán hàng rong trà trộn vào lòng địch cài bom hẹn giọ đánh xe, tiêu diệt địch... "Lợi dụng quân địch xuống xe mua hàng, mình lén ném quả bom vào xe. Xe cứ thế mà bốc cháy. Rồi cài bom hẹn giọ ở kho xăng ngụy Ãi Tử - nơi cung ứng xăng chủ yếu cho máy bay địch ở Quảng Trị. Thấy xăng chảy lênh láng, ngụy lồng lên tức tối nhưng cũng không làm gì được", bà Mão nhớ lại.
đội thiếu niên mật Hà Xá ngày càng trưởng thành với nhưng chiến công vang dội. Họ đã đánh cháy bốn xe cơ giới, tiêu diệt rất nhiều tên địch. Tự tay bà Mão làm nổ hai chiếc xe. Năm 18 tuổi, người đàn bà này vinh dự được đứng vào hàng ngũ của đảng và giữ chức Bí thư chi Bộ xã Triệu Ãi.
Có lẽ, trong những năm tháng hoạt động cách mạng của mình, bà nhớ nhất là thời điểm năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ mất. Lúc ấy, bà nảy ra ý kiến phải lễ truy điệu Bác ngay trong thôn Hà Xá, nơi căn cứ địch chiếm đóng để bắt bọn Ngụy quân cùng làm lễ. để dụ địch, bà cùng các cán bộ trong đội lợi dụng lễ cầu an rằm tháng 8 (lễ tế Thành hoàng của làng). Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và đông đủ người dân trong thôn, xã. ngụy quyền cũng được mọi đến rất đông.
Với vai trò Bí thư chi Bộ xã, chính bà Mão được chọn là người đứng lên tuyên bố buổi lễ. Tuy nhiên, ông Hà Tồ, một cụ cao niên cảm mến cách mạng trong làng giành lấy nhiệm vụ ấy, bởi theo lời cụ nói: "Nếu có gì bất trắc, chị còn biết đường mà lãnh đạo phong trào, đối phó địch, chứ chị bị bắt đội cũng tan rã". Nghe có lý, bà nhưọng lại cho cụ Hà Tồ cái nhiệm vụ mạo hiểm ấy. đúng giây phút thiêng liêng, sau khi khấn vái, tất cả mọi người đều đứng dậy chỉnh tề chuẩn bị làm lễ. Bất ngọ, ông Hà Tồ dõng dạc: "để tưởng nhớ công ơn Bác Hồ vĩ đại, một phút mặc niệm bắt đầu". Dân làng cúi đầu tưởng niệm, tất cả ngụy quân ngụy quyền lúc ấy cũng bắt buộc phải cúi đầu mà làm lễ. Chúng không thể không theo.
Bị lừa một cú đau đớn, lính ngụọµ lồng lộn tức tối. Qua những tên chiêu hồi, chúng thanh lọc và bắt hết những người lãnh đạo hôm ấy. Bà bị tra tấn hết sức dã man. Bọn giặc tàn độc dí điện vào người bà Mão, hòa xà phòng với nước ớt bắt uống rồi dùng kìm rút móng tay. Bà kiên quyết không khai. Sau đó, bà bị bắt giam một năm ở nhà tù Lao Xá (nay là Thành cổ Quảng Trị).
Vết thương của những năm tháng chiến tranh.
Câu chuyện hai viên đạn không nổ
Vừa ra tù, đang trên đường về nhà, bà Mão lại bị bọn ngụy quyền bắt đi. Lợi dụng chương trình "Bình định nông thôn", chúng bắt hết những người từng theo cách mạng về làm dân quân tự vệ dưới sự chỉ đạo của nguọµ. Việc làm này nhằm mục đích bảo vệ an ninh cho chúng, mặt khác dùng chính sách cộng giết cộng để quân ta giết quân ta, gây mất sự đoàn kết giữa bộ đội với dân. Thân tuy vác trên vai súng đạn của địch nhưng người đàn bà này vẫn bí mật rải truyền đơn, bí mật liên lạc cùng cơ sở cách mạng.
Giữa lúc quân địch lùng sục, bắt bớ, bố ráp, dồn dân vào ấp chiến lược nên quân ta phải cố thủ. Lúc ấy, bà Mão nhận được thư của đồng chí Thủy, Trưởng Ty công an tỉnh Quảng Trị. Trong thư ông nói: " Dạo này tình hình lặng quá, cháu nên làm một cái gì đó để thức tỉnh phong trào nhé. Cố gắng bắt được "con kha khá" (Ã là "giết được tên tướng tá, đầu sọ của địch - NV)".
thời cơ bắt "con kha khá" đã đến vào tháng 10/1970. Nguọµ tổ chức khánh thành chương trình "Bình định nông thôn" trong ba ngày. để thực hiện nhiệm vụ, bà giấu khẩu k54 kỹ càng trong túi xách với một số tư trang áo quần. Ngày đầu tiên trôi qua một cách nhanh chóng. Ngày thứ hai, tình hình lắng dịu, điều kiện thuận tiện cho cơ hội để bắt "con kha khá". Ãnh mắt nhìn về phía xa xăm, bà Mão nhớ lại: "Lúc ấy, thấy tên thiếu tá Nhiệm - quận trưởng quận Triệu Phong đang đi hóng gió ở lùm dương dọc bãi biển, tôi định rút khẩu k54 ám sát. Nhưng thấy ngụy quân theo sau bảo vệ rất đông nên thôi".
Bà Mão kể lại lần ám sát hụt tổng thống Ngụy với PV.
Ngày thứ ba, tại trường Tiểu học Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), địch tổ chức làm lễ cắt băng khánh thành hệ thống "Ấp chiến lược", "Bình định nông thôn". Về dự lễ, có rất đông quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn. 3h chiều, khoảng 2 -3 chiếc trực thăng vần vũ, đổ vội giữa cánh đồng. Thiệu bước ra, đám tùy tùng nháo nhác theo sát bảo vệ. Thiệu xuất hiện đầy bất ngọ khiến bà Mão ngạc nhiên lắm. Bởi trước đó bà không hề nghe thông tin tổng thống nguọµ về dự lễ.
đang làm lễ, bỗng trọi nổi trận mưa giông. Lính ngụọµ loay hoay che dù cho Thiệu. Bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54. Khoảng cách giữa bà và Thiệu chỉ còn 7 -8m. Bà Mão nhắm thẳng Thiệu bóp cò. Cạch, viên đạn không nổ. Mặt bà tái dại đi. Lại "chiêu" sửa giày, bà tiếp tục lên đạn. Xuyên qua tấm nilong bóp cò lần thứ hai: Cạch!. đạn lại không nổ. Ngay tức khắc bà hòa vào dòng người, rút lui một cách lặng lẽ như chưa có chuyện gì. thời điểm ấy, bà Mão tròn 20 tuổi.
"Lúc ấy, tôi cũng không biết súng bị làm sao nữa. Về kiểm tra mới biết, vì trại dựng trên cát ở bãi biển, khi ngủ mình vùi túi xách vào cát nên cát dính vào súng. Nghĩ lại mà tiếc quá trọi", bà tọ vẻ tiếc nuối.
Tháng 5/1971, sau thời gian ém quân, bộ đội ta phản công. địch thất thủ, ta giải phóng dân, phá được hầu hết "Ấp chiến lược". Bà thoát khọi xiềng xích của giặc và rút lên rừng hoạt động cách mạng. Tháng 4/1972, trong một trận đánh, bà "hứng" một quả pháo khiến gãy tay trái, chân trái, chín mảnh pháo găm vào người. Ngay lập tức, bà Mão được đưa ra Bắc điều trị. Sau ba năm an dưỡng và học tập lí luận cách mạng, bà về đảm nhận chức vụ Phó Bí thư huyện Triệu Phong. đến năm 1980, chuyển về công tác tại Phòng Văn hóa thông tin huyện. Năm 2002, vì lí do sức khoẻ, bà xin về nghỉ hưu trước hai năm.
Vì đất nước "quên" hạnh phúc riêng Vì dành quá nhiều công lao cho cách mạng mà bà đã gác lại hạnh phúc riêng tư. Bây giọ trong căn nhà nhọ ở Hà Xá chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng từ hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trọi. Tuy nhiên, vẫn còn đó những đồng đội năm nào vẫn thưọng xuyên ghé thăm, động viên, ôn lại kọ· niệm xưa đã giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật. Câu chuyện ám sát hụt Nguyễn Văn Thiệu, đã khắc vào tượng đài tâm thức mọi người về một nữ du kích gan dạ, dũng cảm, một lòng sắt son với lý tưởng cách mạng. đó chính là nữ du kích gan dạ, dũng cảm Trịnh Thị Thanh Mão. |
đình Văn
Nguồn tin: nguoiduatin