Ông Biển Đông “đối đáp” với cộng đồng mạng

Thứ ba - 05/03/2013 00:51 1.126 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Rất nhiều câu hỏi gửi đến TS Trần Công Trục sau khi ông nêu ý tưởng Xây dựng Bảo tàng số về chứng lý Biển Đông. Infonet xin gửi đến độc giả cuộc "đối đáp" giữa Ông Biển Đông Trần Công Trục và cộng đồng mạng

 

LTS: Sau khi, TS Trần Công Trục công bố ý tưởng thành lập “Bảo tàng số về Chứng lý Biển Đông” đã có nhiều ý kiến phản hồi, trao đổi, thắc mắc gửi đến ông qua các kênh mạng xã hội. Để phần nào giải đáp những thắc mắc đó, Infonet đã có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.

Sau bài trả lời cộng đồng của TS Trần Công Trục, Infonet sẽ cho đăng tải lại loạt bài về "Ý tưởng thành lập Bảo tàng  số về chứng lý Biển Đông". Xin mời quý độc giả lưu tâm theo dõi và góp ý.

Ông Biển Đông- Trần Công Trục trả lời báo chí

“Không phải về hưu, tôi mới nói mạnh”

Thưa tiến sĩ, vừa qua, ông đã đề xuất ý tưởng Bảo tàng số về Chứng lý Biển Đông đã được rất nhiều người quan tâm chia sẻ. Cộng đồng mạng trong và ngoài nước đều có ý kiến bàn luận sôi nổi. Xin hỏi ông, vì sao sau 10 năm làm Trưởng ban Biên giới Chính phủ và sau 10 năm về hưu, bây giờ ông mới đưa ra ý tưởng này?

Về lý do tôi đề xuất ý tưởng Bảo tàng số về chứng lý Biển Đông, tôi đã nói rất kỹ tại 2 bài báo đã đăng trên Infonet. Tôi nghĩ rằng, những lý do đưa ra mọi người cũng có chia sẻ, đồng cảm với tôi. Trên thực tế, tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các chuyên gia, học giả, cộng đồng trong và ngoài nước tán đồng ý tưởng này. Đương nhiên, mọi người tán đồng vì họ nhận thấy có nhu cầu, có sự cần thiết trong việc tập trung tất cả dữ liệu về Biển Đông vào một đầu mối. Ở đây, sẽ là nơi người ta có thể tìm hiểu tất cả những thông tin có liên quan để giúp cho việc đưa ra giải pháp, đối sách có hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay. Đây là điều mà nhiều người rất hoan nghênh.

Nói việc đề xuất như vậy, không có nghĩa là chúng ta chưa có sự tập hợp nghiên cứu tài liệu về Biển Đông, mà thực tế việc nghiên cứu tập hợp tài liệu về lĩnh vực này cũng đã được làm rất lâu rồi và có khá nhiều tài liệu. Những tài liệu này đã giúp ích rất nhiều cho nhà ngoại giao, nhà đàm phán, nhà hoạch định chính sách. Chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta đã có được những quan điểm pháp lý rất rõ ràng, đưa hướng đi đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề phức tạp trên khu vực Biển Đông. Ở đây, tôi muốn nói rằng, sở dĩ mà chúng ta có được những thành công đó chính là nhờ vào việc nghiên cứu tài liệu khá đầy đủ. Mà nguồn thông tin đó được lưu trữ kế thừa lâu dài từ các thời kỳ lịch sử. Từ thời kỳ phong kiến, thời kỳ Nhà nước bảo hộ Pháp, thời kỳ VNCH và Việt Nam hiện nay. Tôi đánh giá rất cao những kho tư liệu trước đây, tài liệu trong các thư viện ở phía Nam, trong đó có tài liệu của Hải quân VNCH. Chính tôi là người đã tham gia trực tiếp đọc, nghiên cứu, sưu tầm và tập hợp. Từ công tác nghiên cứu tài liệu, chúng ta phân loại, sử dụng, bổ sung, chỉnh lý tài liệu, thống nhất quan điểm của chúng ta như hiện nay. Rõ ràng, khi nói về vấn đề Biển Đông, chúng ta đã không xuất phát từ suy nghĩ chủ quan mà đã có những căn cứ, cơ sở khách quan, khoa học. Đó là nhờ vào những kho tư liệu mà chúng ta có được.

Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở những tài liệu này. Càng ngày, nguồn thông tin, tư liệu càng nhiều hơn, nó nằm rải rác ở các trung tâm lưu trữ, các thư viện, không chỉ trong nước mà ở ngoài nước. Người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế đã có. Với thời gian có hạn, với công việc bề bộn, khả năng để tập hợp một cách đầy đủ, phong phú hơn, thống nhất hơn, khách quan khoa học hơn thì chúng ta cũng chưa thật hài lòng.

Song song với điều đó, sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay khác với cách đây 10 năm. Có thể nói, CNTT lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1997, nhưng để tìm hiểu, biết được hết những ứng dụng của nó thì không phải ngay từ ngày đó ta đã lĩnh hội được. Bản thân tôi, khi tiếp cận công nghệ thông tin cách đây 10 năm vẫn còn rất thô sơ, lúc đó tôi cũng chưa thể nghĩ đến thư viện số có thể kết nối toàn cầu như hiện nay. Trước đây, để có được thông tin tôi phải đến rất nhiều thư viện để tìm những cuốn sách mà mình cần nhưng bây giờ chỉ cần một lệnh gõ tôi có thể tiếp cận rất nhiều thông tin, nhiều tài liệu tôi chỉ cần dowload mà không phải đến thư viện. Bên cạnh đó hạ tầng mạng bây giờ cũng tốt hơn rất nhiều. Rõ ràng. điều này không phải 10 năm về trước chúng ta đã nắm rõ.

Như vậy, việc đề xuất ý tưởng thành lập bảo tàng số về chứng lý Biển Đông xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu, tập hợp phổ biến tài liệu, chứng lý về Biển Đông và trên cơ sở sự phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ thông tin của Việt Nam và quốc tế. Chắc chắn chúng ta làm được điều này, việc khai thác quảng bá thông tin về vấn đề Biển Đông sẽ mang tính toàn cầu. Những nhà nghiên cứu, người dân đều có thể tiếp cận được nó để phục vụ cho công việc và nâng cao hiểu biết của mình.

Qua theo dõi những phát biểu của ông về vấn đề Biển Đông, có nhiều ý kiến cho rằng: Phải chăng về hưu rồi ông mới dám“nói mạnh”?

Nếu đọc những phát biểu của tôi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì mọi người có thể nghĩ lúc tôi đã về hưu phát biểu nhiều hơn. Nhưng họ có biết trong thời gian tôi công tác tôi phát biểu thế nào đâu. Vì lúc đó họ không được biết đến hoặc những phát biểu trong cuộc họp, trong đàm phán và trong khi trao đổi về vấn đề mà tôi phụ trách không phải cái gì cũng được phép công bố. Nên nếu chỉ nhìn vào những ý kiến của tôi hiện tại mà nói là bây giờ tôi phát biểu mạnh hơn khi còn công tác là không chính xác.

Vấn đề ở đây không phải lúc về hưu nói mạnh hơn, lúc công tác không nói gì, mà vấn đề ở chỗ, việc anh nói đúng hay sai. Việc anh nói có mang tính chất xây dựng hay không? Nó có thực chất là tiếng nói của người nghiên cứu hay không? Nó có là tiếng nói của nhà khoa học với mục đích xây dựng hay không? Hay là tiếng nói mang tính cực đoan, lúc quá hữu, lúc quá tả...

Những điều tôi nói đều xuất phát từ những động cơ làm sao mình góp được tiếng nói khách quan nhất, khoa học nhất. Việc nào đúng mình phải thừa nhận, ủng hộ. Việc nào sai, mình nhận thức được là sai và phải phản bác. Ngay khi trao đổi mà mình thấy những cái sai, thiếu sót của chính mình thì phải nghiên cứu để sửa đổi, tiếp thu.

Còn đối với những người lớn tuổi đã nghỉ hưu mà họ có tâm huyết, đặc biệt những công việc khó khăn này, ta nên có chính sách khuyến khích, hoan nghênh cần phải lắng nghe nhất là những người đã trải qua quá trình công tác với tất cả những kinh nghiệm, những vấp váp, những điều làm được, những điều chưa làm được. Khi về hưu họ có thời gian hơn, có bề dày kinh nghiệm hơn, tích lũy được nhiều kiến thức hơn, tổng kết ra những điều phải trái và truyền lại cho những người kế tục. Trên thế giới, những cuốn hồi ký của những nhân vật quan trọng luôn được trân trọng, đón đọc, đó là văn hóa ứng xử tôn trọng người có kinh nghiệm. Cho nên theo tôi không có gì phải bình luận chuyện nói mạnh hay không nói mạnh của một ai đó khi về hưu cả.

“Tôi vẫn luôn được cộng đồng động viên khi nói về Biển Đông”

Vậy xin hỏi thật, đã bao giờ ông bị “vỗ vai”, “nhắc nhở” vì những phát biểu của mình chưa?

Mười năm qua, tôi cũng đã có nhiều bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, kể cả trả lời phỏng vấn trực tiếp trên BBC, RFA... Tôi chưa thấy bất kỳ một lời nhắc nhở, chỉnh đốn nào từ các cơ quan quản lý Nhà nước về thông tin, hoặc những người có trách nhiệm. Tôi vui mừng nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh của cộng đồng và bạn bè. Như vậy, tôi không nghĩ rằng tất cả những phát biểu của mình đều hay, đều chuẩn xác. Nhưng chí ít, những điều tôi nói thể hiện sự nghiêm túc của tôi, cung cấp cho học giả, cho bạn đọc của các nước quan tâm. Càng ngày, tôi thấy càng nhiều những phóng viên như bạn tìm đến với tôi.

Phải chăng vì ông đã từng là Trưởng Ban biên giới Chính phủ?

Đúng như vậy, tôi đã làm ở Ban biên giới Chính phủ nhiều năm, từ một anh chuyên viên đến quản lý Ban. Chính điều đó đã giúp tôi có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để xử lý các vấn đề. Tôi nghĩ, người làm công tác biên giới phải đúng nghĩa “biên giới”. Nghĩa là, phải cầu thị và khách quan nghiên cứu chứ không theo tư duy chủ quan hay chịu sự áp đặt nào đấy về tư duy. Khi còn đương chức, tôi thấy điều gì đúng tôi sẽ bảo vệ đến cùng, cái gì sai mình phải đấu tranh, không phải vì “giữ” cái ghế của mình hay bất kỳ lý do cá nhân nào. Do đó, sau khi nghỉ hưu tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu theo quan điểm của mình. Chính vì lẽ đó nên các bạn tìm đến tôi để phỏng vấn. Nhiều cơ quan truyền thông khác cũng muốn mời tôi hợp tác giúp đỡ họ trong lĩnh vực mà tôi nghiên cứu.

Xin chia sẻ thêm với bạn, tất cả những điều tôi nói không phải được sự chỉ đạo, hay theo ý chí của cơ quan quản lý nào mà đều xuất phát từ quan điểm cá nhân với tư cách là nhà nghiên cứu độc lập, nó xuất phát từ những điều tôi suy nghĩ, những điều tôi nghiên cứu. Như bạn đã biết, các bạn có thể hỏi tôi bất cứ lúc nào mà không phải chờ tôi chuẩn bị hay "xin ý kiến".

Trong thời gian nghiên cứu, đưa ra những phát biểu phân tích về tình hình Biển Đông, ông có nhận được sự “động viên”, “khích lệ” nào từ cơ quan quản lý cũng như cộng đồng không?

Tôi nhận thấy, những việc tôi đang làm luôn nhận được sự động viên khích lệ của cộng đồng. Trong khi, cơ quan nào đó, cá nhân nào đó vẫn bị nhắc nhở nhưng tôi không bị nhắc nhở, đó cũng là sự động viên. Mà nếu như những phát biểu có bị nhắc nhở thì cũng không phải là cái gì mình phạm sai lầm rất lớn. Có những điều sai lại trở thành điều có ích cho việc nghiên cứu, có cái sai để khẳng định cái đúng. Nhất là chúng tôi đều là những nhà nghiên cứu độc lập, chúng tôi không phát biểu thay hay phát ngôn cho cơ quan nào.

Trên thực tế, tôi cũng đã có những cuộc tiếp xúc với những cá nhân có trách nhiệm quản lý vấn đề này, họ đều rất hoan nghênh những phát biểu, những việc tôi làm được.

Một điểm nữa, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của bạn bè trước đây đã từng công tác, hiện nay cũng đã lớn tuổi về hưu nhưng vẫn thường xuyên gọi điện, đến chúc tết và động viên tôi phát huy hơn nữa. Trong đó, có tin nhắn chúc tết của anh Vũ Quốc Hùng, Nguyên Phó Chủ nghiệm UBKT Trung ương. Tôi rất trân trọng những sự động viên đó.

Mọi góp ý, thắc mắc, trao đổi của bạn đọc về ý tưởng “Bảo tàng chứng lý số về Biển Đông” của TS Trần Công Trục, xin vui lòng gửi về Báo điện tử Infonet, Email: toasoan@infonet Điện thoại: 04- 39369361 

Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ - 05/03/2013 09:24

NÊN THÀNH LẬP BẢO TÀNG SỐ VỀ CHỨNG LÝ BIỂN ĐÔNG Trong thời gian vừa qua tâm trạng nhân dân rất lo lắng trước tình hình biên giới, hải đảo, nhất là tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Người dân trong nước kể cả Việt kiều đang ở các nước trên thế giới cũng rất quan tâm đến chủ quyền của quần đảo Hòang sa. Cụ thể như ông Trần Thắng Chủ tịch Hội Văn hóa- Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã gửi tặng nhân dân Đà Nẵng tổng cộng 150 tấm bản đồ và 3 tập Atlat cổ. Các bản đồ cổ xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam; Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng. Trong thời gian qua Trung quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ“đường lưỡi bò”. Cho in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu nhằm mục đích của Trung Quốc là xác nhận chủ quyền biển đông bao gồm hai quần đảo Hòang sa và Trường Sa của Việt nam. Nay Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam . Đây là việc làm trắng trợn vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Để cho các nước trên thế giới biết ủng hộ Việt nam, đề nghị Bộ ngọai nước ta cho hệ thống lại tòan bộ các chứng cứ pháp lý in thành một cuốn sách và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và thành lập Bảo tàng số về chứng lý Biển Đông, vì thực tế hiện nay có nhiều học giả trên thế giới muốn tìm hiểu, nhưng chưa có tài liệu để đọc từ đó có quan điểm chính kiến của mình. Đây là việc cần làm ngay hết sức cần thiết và đề nghị Bộ ngọai giao nước ta sớm đệ trình lên Liên hiệp quốc để Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp . Lời Vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 đã được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết lại trong sổ cảm tưởng của Bảo tàng Đà Nẵng là: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di...". Rồi ông kết lại: "Con cháu ngày nay phải cùng nhau gìn giữ bằng được"!Sự thâm thuý của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi vận dụng lời tiền nhân để răn dạy con cháu hôm nay quả đáng để người

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay3,800
  • Tháng hiện tại62,293
  • Tổng lượt truy cập41,130,096
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây