Theo đó tọ Thiết Huyết cho biết: Hải quân Việt Nam đang sở hữu 1 số lượng kha khá các loại tàu tên lửa khá lợi hại do Liên Xô sản xuất từ những năm 80-90 của thế kọ· trước. Các tàu chiến lớp 1241
Tầu hộ tống tên lửa hạng nhẹ mẫu thiết kế 1241, tên gọi (Molniya) theo phân loại của NATO tầu có tên là tầu hộ tống lớp Tarantul (Tarantul class corvettes) - thiết kế các lớp tầu hộ tống mang tên lửa - khinh hạm tên lửa, các tầu hộ tống hạng nhẹ này được đóng trong các xưởng đóng tầu của Liên bang Xô viết vào những năm 1979 - 1996 và được biên chế vào lực lượng hải quân Xô viết. Hải quân Việt Nam đã biên chế một số tàu tên lửa cao tốc Molniya (tia chớp) và hiện đang đóng thêm hàng loạt chiến hạm loại này theo giấy phép của Nga.
Trong hệ thống vũ khí của tầu hộ tống tên lửa 12411 được biên chế 4 tên lửa chống tầu R-15 Termit, tầu hộ tống 12411 M được biên chế 4 tên lửa chống tầu loại 3M-80 Moskit (R-270), các tên lửa chống tầu được lắp trong 2 bộ ống phóng tên lửa KT-152. Tên lửa được bố trí trên hai bệ phóng cố định gắn gắn 2 bên sưọn boong tầu. Bệ phóng tên lửa được gắn với một góc phòng cố định so với sàn tầu.
Ngoài việc báo Trung Quốc giới thiệu mẫu 1241.1 thì tọ báo này còn giới thiệu thêm cả mẫu tàu tên lửa mới loại 1241.8
Với lượng giãn nước chỉ khoảng 500 tấn, loại tàu chiến này của Việt Nam sẽ vô cùng cơ động, tác chiến nhanh, sơ tán nhanh tạo nên thế trận khá linh hoạt gây cho kẻ thù nhiều đòn đau nếu xảy ra chiến tranh ở biển đông