Phản đối Đài Loan xây cầu tàu mới trên đảo Ba Bình ở Trường Sa

Chủ nhật - 10/11/2013 20:15 1.110 0
Đây là hành vi xâm hại nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quân đảo Trường Sa, vi phạm các công ước quốc tế về luật Biển.


Ngày 5/11, Đài Loan (Trung Quốc) thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong 2 năm.
 
Theo cơ quan giao thông Đài Loan, cầu tàu mới trên đảo Ba Bình có khả năng tiếp nhận các chiến hạm lớn hơn và hỗ trợ ngư dân Đài Loan đánh bắt cá trong vùng.

Ba Bình là đảo lớn nhất của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (Ảnh tư liệu)
 
Đây là hành vi xâm hại nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quân đảo Trường Sa, vi phạm các công ước quốc tế về luật Biển.

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép cũng như không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông./.

ViệtNam+
Ý kiến bạn đọc
VIỆT NAM CẦN ĐƯA TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI ĐẢO BA BÌNH Ở TRƯỜNG SA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC Trong thời gian vừa qua Đài loan liên tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đông đối với nước ta, mới đây Ngày 5/11, Đài Loan thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong 2 năm. Đây là hành động khiêu khích không thể chấp nhận được. Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Đài loan thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì liên tục các đảo thuộc quần đảo Trường sa họ sẽ lấn tới. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, đồng thời đưa vụ tranh chấp đảo Ba Bình ở Trường sa khởi kiện ra Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,495
  • Tổng lượt truy cập41,236,096
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây