Các mảng đá bọt dị thưọng trôi nổi ở Nam Thái Bình Dương
Theo trang
Live Science, các sĩ quan trên một con tàu của quân đội New Zealand đã nhìn thấy mảng đá bọt dị thưọng ở tây nam đảo Raoul hồi cuối tuần trước. Nó có kích thước khảng 482km chiều dài và hơn 48km chiều rộng.
đại úy hải quân Tim Oscar miêu tả "đảo" đá bọt là thứ kỳ dị nhất mà ông từng trông thấy trong 18 năm đi biển của mình. Hãng thông tấn
AAP dẫn lời viên sĩ quan này mói thêm: "đám đá bọt trông như nổi cao 0,6m trên mặt sóng nước và tạo thành mảng màu trắng sáng lấp lánh nổi bật. Nó chính xác trông như rìa một tảng băng".
đá bọt hình thành khi nham thạch phun trào từ một núi lửa bị nguội đi nhanh chóng. Khí bị nhốt giữ bên trong nham thạch đóng rắn tạo thành các lỗ hổng nhọ, cho phép chúng nổi được.
Các nhà khoa học tin rằng, những mảng đá bọt ngoài khơi New Zealand dưọng như là kết quả phun trào tới bề mặt của một núi lửa dưới nước như Monowai - núi lửa vẫn đang hoạt động dọc vành đai Kermadec.
Các quan chức nhận định, hiện tượng này có thể không liên quan tới sự phun trào của núi lửa Tongariro của New Zealand tuần vừa qua.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc trôi nổi của đá bọt đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái đất vì chúng có thể trôi dạt theo chiều dài của các đại dương, mang theo động vật, thực vật và thậm chí cả các vương quốc vi khuẩn tới khắp những vùng nước khác nhau.
T.D (Theo Vietnamnet)