Xe máy đóng 50.000 đồng/năm (dung tích dưới 100cm3), 100.000 - 150.000 đồng/năm (trên 100cm3). Chủ xe đóng qua UBND xã, phưọng, thị trấn (bạn nhớ lấy biên lai để tránh bị phạt). Theo Nghị định 71/2012, mức phạt tiền đối với chủ xe ôtô không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định là từ 6 - 10 triệu đồng; chủ xe môtô, xe gắn máy không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định từ 800.000 - 1.200.000 đồng.
đóng phí bảo trì đường bộ tất nhiên là nhằm bảo trì đường bộ (duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cho khoảng gần 280.000km đường). Với trên 36 triệu phương tiện phải nộp phí, mỗi năm số tiền thu được dự kiến khoảng 6.800 tỉ đồng; tiền thu được từ 50% số xe gắn máy đã đăng ký khoảng 2.400 tỉ đồng. Phí thu được đối với xe gắn máy tại địa phương bổ sung vào quỹ của địa phương đó. Phí sử dụng đường bộ thu được đối với ôtô phân chia cho quỹ trung ương 65%, cho các quỹ địa phương 35%.
Nhiều bạn đọc họi thêm rằng, khi đã đóng phí bảo trì đường bộ rồi mà đường vẫn họng thì dân có thể khởi kiện địa phương hay ngành giao thông? Về việc này chúng tôi chưa tìm thấy văn bản nào đề cập đến, nên chưa thể trả lời bạn đọc.
à kiến bạn đọc
MINH TRÃ - 21/12/2012 16:05
đối với các nước trên thế giới khi đầu tư cho giao thông thì nhà nước phải đầu tư xong hoàn chỉnh, sau đó cần thiết phải đặt các Trạm thu phí để bảo trì đường đó là điều tất nhiên, không ai ý kiến phản đối. Nhưng đối với nước ta đường chưa làm, nhưng bắt người dân phải đóng phí bảo trì để có nguồn đầu tư làm mới các tuyến đường chính, vì vậy đa số người dân và doanh nghiệp không đồng tình.