Phiên chất vấn đầu tiên: Nóng chuyện thu hồi đất đai

Thứ năm - 14/06/2012 07:37 1.791 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Sáng nay, 13/6, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII bắt đầu phiên chất vấn kéo dài hai ngày rưỡi đối với thành viên Chính phủ về các nhóm vấn đề cử tri, dư luận xã hội quan tâm… Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang nhận được những câu họi về vấn đề nóng nhất hiện nay: bức xúc trong thu hồi đất đai.

 

Bộ trưởng TN&MT đang trả lời chất vấn

Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang

Mở đầu phiên chất vấn, đB Nguyễn Minh Sơn, đoàn Nam định đặt câu họi: 20 năm giao đất nông nghiệp, đảng không có chủ trương chia lại đất NN. Tuy nhiên việc đền bù GPMB thời gian qua diễn ra nhiều bất cập, gây bức xúc cho cử tri cả nước. Bộ chủ quản có những giải pháp gì trước thực trạng trên?

đB Nguyễn Minh Lâm, đoàn Long An quan tâm đến vấn đề thiếu nước vào mùa khô và các giải pháp khắc phục của Bộ TN&MT?

Cũng liên quan đến vấn đề đất đai, đB Nguyễn Thị Kim Bé, đoàn Kiên Giang phản ánh: Vấn đề khiếu kiện đất đai rất lớn. Bộ chủ quản tuy có giải quyết nhưng khiếu kiện về đất đai vẫn tăng. Trách nhiệm của cơ quan tham mưu về vấn đề bức xúc trên như thế nào. Tại sao Bộ đưa ra nhiều giải pháp nhưng số lượng khiếu nại vẫn tăng. Bộ trưởng làm gì để giải quyết những vấn đề nóng mà dư luận đang quan tâm hiện nay?

Trả lời chất vấn của các đB, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết: đất đai là lĩnh vực rất phức tạp. khi thực hiện cơ chế thị trường, định hướng XHCN, từ khi có Luật đất đai 2003, diễn biến phức tạp từ thu hồi đất, bồi thưọng, tái định cư diễn biến phức tạp ở các địa phương, đặc biệt ở khu công nghiệp, khu tái định cư…

Nguyên nhân trước hết việc thực hiện bồi thưọng hỗ trợ, tài định cư chưa đảm bảo được dân chủ, công khai, bình đẳng trong thu hồi đất. Ngoài ra việc thực hiện chưa kiên quyết, chưa giải quyết hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người sử dụng. Giá đất trong bồi thưọng còn thấp, chưa chú trọng tạo việc làm mới cho người có đất bị thu hồi. Mặt khác năng lực cán bộ làm công tác GPMB còn nhiều hạn chế nhất định…

Qua nghiên cứu thực tiễn, Chính phủ đã có Nghị định 69, từ đó công tác bồi thưọng, GPMB đã có nhiều thay đổi. đã giải quyết cơ bản những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi.

Với vấn đề nước ngầm Tây Nguyên hàm lượng lớn nhưng tập trung vào 2 - 3 tháng, Bộ trưởng Quang cho biết, nước ngầm Tây Nguyên rất phức tạp. Diện tích cây công nghiệp khá lớn. Diện tích rừng cũng giảm đi, liên quan đến giữ nước trong đất. Việc khai thác cây CN lại sử dụng nước khá lớn. vì thế trước hết ta phải giữ được rừng. Chính phủ đã thành lập 3 lưu vực sông Sài Gòn, đồng Nai trong việc sử dụng nước sông phù hợp. Hiện nay vấn đề nước thải rất lớn, mỗi lưu vực sông cần 3000 tọ·, vấn đề này cần được giải quyết dần, tập trung vào giải quyết mực nước thải.

đB Võ Kim Cự, đoàn Hà Tĩnh phản ánh, theo kế hoạch đến hết năm 2010 chúng ta sẽ cấp hết GCN Quyền sử dụng đất cho người dân cả nước. Nhưng đến nay đã giữa năm 2012, tọ· lệ cấp đạt thấp, chưa đạt yêu cầu. "ọž địa phương, việc cấp GCN rất cấp bách, quan trọng vì nó phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Vấn đề này Bộ đang giải quyết như thế nào?" - đB Cự nói.

đề cập đến vấn đề đất đai của người dân trong vùng thủy điện, đB Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên, cho biết người dân trong vùng phải nhưọng đất ruộng, đất nhà cửa cho xây dựng thủy điện để phát triển đất nước. Nhưng đọi sống của người dân lại gặp nhiều khó khăn.

đB này đưa ví dụ Thủy điện Hòa Bình đã đi vào hoạt động nhiều năm, nhưng tọ· lệ hộ nghèo vẫn còn trên 50%, cận nghèo 30%; hay Thủy điện Phú Yên trên 50% hộ nghèo... "đây không phải vấn đề trước mắt mà về lâu dài. Không chỉ liên quan đến đất ở mà nhiều dòng sông cũng trở thành dòng sông chết vì thủy điện lấy đi nhiều đất rừng. Bộ giải quyết như thế nào vấn đề này?" - đB Học nêu câu họi.

Cũng nằm trong danh sách chất vấn, đB Tô Văn Tán, đoàn Kom Tum đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề và trách nhiệm của Bộ TN&MT về vấn đề này.

Trả lời về những vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, theo kế hoạch đến năm 2010 sẽ thực hiện xong việc cấp GCN quyền sử dụng đất. đây là quyết tâm của chúng ta, trong đó có Bộ TN&MT. Hiện đất nông nghiệp, nông thôn, tọ· lệ cấp giấy chúng nhận đạt trên 85%. đất ở đô thị cũng đạt 63%.

Nóng chuyện thu hồi đất đai

Hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đạt trên 85% đối với đất nông nghiệp nông thôn và 63% đối với đất ở đô thị.

Tuy nhiên, việc cấp GCN không thể đạt được 100% như kế hoạch, nguyên nhân do những trường hợp còn lại rất khó cấp giấy chứng nhận, vì giấy tọ không phù hợp, phức tạp. Hệ thống văn phòng đăng ký thiếu cán bộ chuyên môn. đặc biệt muốn cấp hết GCN phải mất khoảng 30 nghìn tọ· đồng mới làm hết.

Theo Bộ trưởng Quang, Bộ TN&MT đặt kế hoạch nâng tọ· lệ đất đô thị, đất chuyên dùng được cấp GCN từ 60 lên 80%, mặc dù việc làm này rất phức tạp. Ví dụ khi tôi vào tỉnh An Giang mới thấy mỗi năm tỉnh này có khoảng vài chục nghìn trường hợp chuyển đổi GCN, rất phức tạp. Vì thế việc này không thể giải quyết triệt để được, chỉ phấn đấu làm hết mình trong từng thời điểm.

Liên quan đến thủy điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng đối với đất nước. Vấn đề này hết sức quan trọng đối với vấn đề chung của đất nước.

Thủy điện được xây dựng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, liên quan đến tài nguyên rừng… Theo Bộ trưởng Quang, các vấn đề liên quan đến thủy điện nhà nước giao cho ngành điện giải quyết. Tuy nhiên ở đây cũng có trách nhiệm của Bộ TN&MT trong việc thẩm định đánh giá đối với loại hình thủy điện.

đối với vấn đề ô nhiễm làng nghề, còn mang tính tự phát nhiều. Việc tổ chức thực hiện xử phạt đã có nhiều biện pháp. Nhưng để đảm bảo môi trường làng nghề là hết sức khó khăn. Nhiều cơ sở lợi dụng vào làng nghề hoạt động để không phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải và môi trường. Vì thế việc xử lý ô nhiễm làng nghề cần phải được tiến hành bài bản.

Trả lời xoay quanh những vấn đề chất vấn của các đB, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết thêm, sơ kết 4 năm qua, tình hình khiếu nại lên rất cao, hàng năm có khoảng 400 nghìn người khiếu nại tố cáo những vấn đề liên quan đến đất đai.

Tổng thanh tra cho biết, trên cơ sở nhận đơn tố cáo, Thanh tra Chính phủ đã giải quyết 88% lượng đơn tố cáo. Riêng từ tháng 9/2011 đến nay số người, số đơn đi tố cáo đều giảm. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại tố cáo rất phức tạp, đông người, vượt cấp. Người dân sẵn sàng đe dọa người thi hành công vụ.

Nóng chuyện thu hồi đất đai

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh

4 năm vừa qua các vụ khiếu kiện về đất đai chiếm 79%. Chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực bồi thưọng tài định cư (chiếm 50%), đòi lại đất cũ, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, đòi lại đất cho thuê cho mượn… Tình hình khiếu kiện rất căng thẳng, gây mất an ninh chính trị xã hội.

Trước tình hình đó, cuối năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị 3 vùng miền Bắc, Trung, Tây Nam bộ do Thủ tướng chủ trì. Cùng thời gian đó, Thanh tra Chính phủ và địa phương đã thành lập 18 tổ công tác, rà soát 63 tỉnh thành những vấn đề liên quan đến khiếu kiện đất đai. đến tháng 6/2012, chỉ còn lại hơn 500 vụ việc tồn đọng liên quan đến đất đai.

Biện pháp giải quyết, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, sẽ thực hiện trên cơ sở chủ động rà soát tồn đọng, thanh tra Chính phủ phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm từng vụ việc.

"đến nay đã có chuyển biến khá tốt. Riêng vụ phát sinh mới thưọng xuyên xảy ra, tồn đọng lại kéo dài. Song song như vậy, chúng tôi cũng giải quyết vụ việc mới, đồng thời giải quyết những tồn đọng. Làm sao hạn chế được khiếu kiện, phát sinh mới" - Tổng Thanh tra nói.

đB Bùi Thị An, đoàn Hà Nội chất vấn thẳng về thái độ của Bộ trưởng Quang về phương hướng giải quyết một số vụ như Tiên Lãng, Văn Giang… đúng sai những vụ việc trên thế nào, bao giọ xử lý xong? đB Quốc Khánh, đoàn Hà Nội cũng đề cập đến những vụ việc nóng về vấn đề đất đai đang xảy ra. Ngoài ra một số đB cũng đề cập đến vấn đề xử lý ô nhiễm tại các KCN. đB Lê đình Khanh phản ánh, diện tích chưa lấp đầy KCN còn quá lớn, bên cạnh đó 35% KCN hoạt động nhưng không đạt tiêu chuẩn về môi trường, vậy Bộ TN&MT giải quyết vấn đề này thế nào?

Về vấn đề xử lý chất thải KCN, Bộ trưởng Quang cho biết: Hơn một nửa trong tổng số trên 800 KCN cả nước đã đưa vào sử dụng. Tọ· lệ lấp đầy chỉ được trên 50%. Việc này phải được giải quyết theo thời gian, ví dụ KCN Tân Thuận phải mất 20 năm mới có thể lấp đầy được. Tuy nhiên thực tế nhiều KCN khác vẫn triển khai, theo Bộ trưởng Quang vấn đề này thực hiện theo quy hoạch địa phương, có thể chấp nhận được. Vấn đề là phải làm sao lấp đầy được KCN, và xử lý chất thải cho tốt.

"Trước đây khi chưa có Luật TN&MT, chúng ta phải chấp nhận. Nhưng khi có luật, quan điểm của chúng tôi không hi sinh môi trường bằng mọi giá. Các KCN phải làm tốt công tác thẩm định, đánh giá chất lượng môi trường" - Bộ trưởng Quang khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Quang, với con số 35% KCN không đạt chuẩn về môi trường thì phải kiên quyết xử lý. Các KCN phải làm tốt việc thẩm định đánh giá về môi trường và các phương án xử lý nước thải, chất rắn. "Bình Dương đã đầu tư để có thể quan sát lượng nước thải của KCN 24/24 giọ", Bộ trưởng Quang dẫn chứng.

Liên quan đến một số vụ việc đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang, Cần Thơ… Quan điểm của người đứng đầu Bộ TN&MT là phải được giải quyết nghiêm trên cơ sở pháp luật.

đối với vụ Tiên Lãng, sau khi xảy ra vụ việc, Hải Phòng đã tập trung giải quyết, Thủ tướng cũng đã có ý kiến… đến nay Hải Phòng đã chỉ đạo huyện Tiên Lãng giải quyết vụ việc mà Thủ tướng yêu cầu.

"Việc vận dụng cụ thể địa phương có khác nhau. Chúng tôi kiểm tra đất bãi bồi ven sông, biển chủ yếu là diện tích cho thuê cả. Nhiều ý kiến lo ngại vụ việc này có thể lan ra nhiều địa phương, nhưng khi chúng tôi kiểm tra, kiểm soát thì thấy không có vấn đề gì xảy ra. đây là bài học rất sâu sắc trong việc quản lý đất đai" - Bộ trưởng Quang nói.

Về vụ việc ở Văn Giang, Bộ trưởng Quang cho biết, đây là dự án đã phê duyệt tương đối lâu, kéo dài đến năm 2020. Vừa qua, Hưng Yên đã thực hiện thu hồi cưỡng chế đất. Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ TN&MT đã cử đoàn cán bộ xuống đó, thấy người dân không kêu ca gì về chính sách hỗ trợ, mà chỉ đề nghị có thể thu hẹp dự án lại, xử lý khu dịch vụ nằm trong khu đô thị.

Buổi chất vấn tại hội trường đã "nóng" hơn vì nhiều đB không hài lòng với cách trả lời của các Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang.

Giải trình chất vấn một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm dòng sông, hay việc xử lý đất đai vừa qua của Bộ trưởng, các đB tọ ra không hài lòng. "đương nhiên việc xử lý đất đai phải đúng theo pháp luật, nhưng xử lý thế nào thì Bộ trưởng cần làm rõ. Hay bao giọ dân được sống sạch trên khu vực lòng sông. Chúng tôi và cử tri phải họi Bộ trưởng "bao giọ", chứ không phải Bộ trưởng họi lại vấn đề "bao giọ mới giải quyết được mới là quan trọng"" - đB An nói.

Giải đáp thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Quang cho biết đây là câu họi rất khó. Vụ Tiên Lãng đã có kết luận của Thủ tướng Chính phủ, kết luận đã rất rõ ràng.

"Bao giọ trả lại dòng sông xanh? Rất khó! Có thể DN có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa chắc đã đi vào hoạt động. đầu tư hệ thống nước vào 3 dòng sông mất 10 nghìn tọ·. đến năm 2020 khi đất nước chuyển sang CNH, chúng ta không thể không giải quyết vấn đề cơ bản" - Bộ trưởng Quang hứa.

Cũng liên quan đến vấn đề đất đai, đB Lê Nam, đoàn Thanh Hóa phản ánh, hiện các tỉnh trải thảm đọ cho doanh nghiệp trong việc đầu tư các khu đô thị. Tuy nhiên, hiện rất nhiều khu đô thị bị bọ hoang, vậy xử lý vấn đề này như thế nào? Điều này có liên quan gì đến việc thị trường bất động sản đóng băng?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh đình Dũng cho biết: đô thị hóa đang gây bức xúc đối với vấn đề đất nông nghiệp, việc giải quyết chỗ ở tái định cư cho người thu hồi đất. Tình trạng sử dụng đất lãng phí rất bức xúc được dư luận quan tâm nhiều.

Việc phát triển đô thị hóa là phong trào dẫn đến lãng phí, nguyên nhân do quy hoạch chậm so với phát triển. Ngoài ra thiếu nhiều quy hoạch phân khu, chi tiết.

Liên quan đến thị trường BđS đóng băng do hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển đô thị còn thiều đồng bộ. Có những khu đô thị giao đất đến 20 năm rồi. Cung vượt cầu sẽ dẫn đến bọ hoang. Vấn đề này địa phương vào cuộc kiểm soát vẫn còn nhiều hạn chế.

Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, theo kế hoạch, giải pháp đưa ra trong thời gian tới sẽ là đảm bảo lợi ích cho bốn nhà: nhà nước, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư và người dân bị thu hồi đất.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: kết thúc phiên chất vấn sáng nay, còn 17 đB đăng ký chất vấn. đB tiếp tục gửi câu họi và Bộ trưởng sẽ tiếp tục trả lời. Câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang khá đầy đủ. Những câu trả lời mang tính lời hứa, đề nghị Bộ trưởng nghiêm túc thực hiện. Từ việc đất đai, giao quyền sử dụng đất, chính sách cho những người đang gặp khó khăn về đất, sử dụng đất còn lãng phí… cần được giải quyết trong thời gian tới.

Chiều nay, Bộ trưởng Bộ KH&đT Bùi Quang Vinh sẽ đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội.

Nguyễn Dũng


Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ (13:10 - 13/06/2012)

SỊM Bọ” SUNG THẨM QUYọ€N GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LÃNH Vọ°C đáº¤T đAI đọI VỊI Bọ˜ TÀI NGUYÊN MÔITRƯọœNG Theo quy định giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai, hoặc hổ trợ đền bù do thu hồi đất để triển khai các dự án , thì chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần cuối cùng sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết , nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp tỉnh đương sự có thể khởi kiện tại tòa án. Tuy nhiên người dân đều làm đơn gửi vượt cấp ra trung ương hoặc cố tình lôi kéo người khác ra trung ương để khiếu kiện để đạt mục đích của mình, cũng có trường hợp Tòa án đã có quyết định giải quyết theo trình tự phúc thẩm, nhưng người dân vẫn khiếu kiện ra trung ương.. Do quy định của luật khiếu nại tố cáo thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại về lãnh vực đất đai là do UBND Tỉnh giải quyết cuối cùng, do vậy trong thời gian vừa qua cơ quan chuyên ngành về đất đai như Bộ tài nguyên môi trường như là người ngoài cuộc, phát hiện các địa phương giải quyết không đúng pháp luật về đất đai, có vị nguyên là lãnh đạo Bộ chỉ biết phê phán qua báo chí, làm cho tình hình các địa phương có người dân khiếu kiện đã phức tạp, làm cho tình hình càng phức tạp hơn. để gắn trách nhiệm của Bộ tài nguyên môi trường trong việc giải quyết khiếu nại trong lãnh vực đất đai , là cơ quan am tưọng về luật đất đai, khi giải quyết về lãnh vực này chắc chắn người dân sẽ tin tưởng hơn. đề nghị sớm bổ sung sửa đổi Luật khiếu nại tố cáo, Chính phủ ủy quyền cho Bộ tài nguyên môi trường là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn lần cuối cùng , sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu kiện lên trung ương. Qua kết luận giải quyết cuối cùng của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường các địa phương phải chấp hành thực hiện. Có thực hiện được như vậy hy vọng trong thời gian đến tình hình khiếu kiện của người dân trong lãnh vực đất đai sẽ giảm. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại56,361
  • Tổng lượt truy cập41,236,962
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây