Hiệp ước được ký sau quá trình đàm phán kéo dài 20 năm; đây được cho là hình mẫu cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Philippines phát biểu: “Với một ranh giới EEZ phân định rõ ràng, ngư dân và tàu cá Philippines có thể mưu sinh trong đặc khu kinh tế của Philippines”.
Thỏa thuận này là một mốc quan trọng trong quan hệ Philippines – Indonesia, mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển phong phú trong khu vực, gia tăng thương mại và nâng cao an ninh hàng hải.
Ngoại trưởng Indonesian Marty Natalegawa (trái) và người đồng cấp Philippine Albert del Rosario
hoàn tất ký kết hiệp ước. Ảnh: MALACAÑANG PHOTO BUREAU
Tổng thống Indonesia Yudhoyono cho biết thỏa thuận chứng minh các tranh cãi đang leo thang ở biển Đông có thể được giải quyết mà không cần vũ lực. “Đây thực sự là một hình mẫu, một ví dụ điển hình cho thấy bất kỳ tranh chấp nào, kể cả các căng thẳng biên giới trên biển, cũng có thể được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải bằng sử dụng sức mạnh quân sự” - ông Yudhoyono nói.
Tổng thống Philippines Aquino cho biết thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines là “bằng chứng xác thực cho cam kết kiên định của chúng ta nhằm tuân thủ luật pháp và theo đuổi cách giải quyết hòa bình và hợp lý các tranh chấp hàng hải”.
Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, nơi một quốc gia có quyền đánh bắt và khai khác trữ lượng dầu mỏ và khí đốt theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên, những vùng này lại chồng lấn lên nhau giữa Indonesia và Philippines.
* Trong một diễn biến khác, Nhật Bản ngày 22-5 tiến hành tập trận đổ bộ ở quần đảo Amami, được cho là nhằm đối phó với nguy cơ Trung Quốc chiếm đảo, đáp trả lại cuộc tập trận chung hải quân Nga-Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho rằng cuộc tập trận này không nhắm vào một nước nào. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận và yêu cầu Tokyo làm rõ mục đích.
Hiện nay quần đảo Trường sa, Hoàng sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng vẫn có một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Brunei kể cả Đài loan - Trung Quốc đều tuyên bố một số đảo thuộc quần đảo Trường sa, Hoàng sa là thuộc chủ quyền của họ. Việt Nam cũng cần sớm giải quyết tranh chấp song phương với từng nước có thể đàm phán được, có thể khởi đầu từ Phippines, Malaysia … để sớm có một hiệp ước phân định ranh giới trên vùng biển, như cách làm của hai nước Philippines, Indonesia đã thành công. Nếu Việt Nam thực hiện thành công ký kết hiệp ước biên giới biển với các nước Đông Nam Á đang tranh chấp, thì có thể khẳng định chủ quyền biển đảo đúng theo luật pháp quốc tế được các nước trên thế giới công nhận. Đây là cơ sở khẳng định chủ quyền để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông.
Nguồn tin: NLĐ Online