Philippines gia tăng hợp tác với Mỹ

Thứ ba - 15/05/2012 09:59 1.559 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Trong bối cảnh tranh chấp trên biển đông tiếp tục diễn biến căng thẳng, Mỹ vừa có động thái tăng cưọng sự hiện diện trong khu vực bằng việc cam kết thúc đẩy hợp tác về an ninh với Philippines. Giới quan sát ngay lập tức đưa ra nhận định rằng Philippines sẽ đóng vai trò lớn hơn trong chính sách an ninh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới.

động thái rõ nhất của Mỹ hướng đến việc tăng cưọng hợp tác an ninh với Philippines là cuộc họp cấp cao giữa các quan chức lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao 2 nước vào ngày 30/4 vừa qua.

Tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định rằng, Mỹ bảo đảm việc thực hiện hiệp ước hỗ trợ quốc phòng đã ký với Philippines, theo đó Mỹ sẽ giúp Philippines xây dựng lực lượng tuần tra trên biển. đồng thời, một mặt khăng khăng bác bọ việc can thiệp vào tình hình khu vực biển đông, nhưng mặt khác Ngoại trưởng Mỹ lại bày tọ mối bận tâm về an ninh hàng hải và quyền tự do đi lại trên biển đông và tuyên bố Mỹ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên biển đông bằng ngoại giao. Tuyên bố chung tại cuộc họp còn khẳng định Mỹ sẽ trang bị cho Philippines thêm một tàu chiến nhằm tăng cưọng khả năng tuần tra hàng hải của nước này.

Trước cuộc họp cấp cao quốc phòng - ngoại giao, Mỹ và Philippines đã tiến hành cuộc tập trận chung tại khu căn cứ quân sự Fort Magsaysay thuộc thành phố Palayan trên đảo Luzon, miền Bắc Philippines. Cuộc tập trận mang tên Balikatan (Vai kề vai) kéo dài 10 ngày (từ 17 đến 27/4), được tổ chức theo tình huống giả định hòn đảo Luzon của Philippines bị "xâm chiếm" và lực lượng phối hợp Mỹ - Philippines mở chiến dịch tái chiếm đảo. Thông điệp của cuộc tập trận được cho là nhằm cảnh báo các thế lực "đe dọa an ninh" lãnh thổ của Philippines, và việc Mỹ tích cực tham gia hỗ trợ Philippines trong tình huống giả định "bị xâm lăng" là ngầm ý "Mỹ muốn can thiệp vào khu vực".

 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng nhiệm Philippines Alberto Del Rosario.

Việc Mỹ thúc đẩy tăng cưọng quan hệ quốc phòng - an ninh với Philippines đã được chuẩn bị từ nhiều tháng, bằng nhiều động thái, nhất là khi tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên biển đông leo thang càng khiến cho người ta có cảm giác rằng Mỹ đang tìm cách đưa quân đội quay trở lại Philippines trong tương lai không xa. Chẳng hạn, vào tháng 11/2011, Ngoại trưởng Clinton đã đứng trên boong tàu chiến Mỹ đậu trong Vịnh Manila để tuyên bố "Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Philippines" và gọi biển đông là biển Tây Phillippines.

Trong vài tháng gần đây, đã có một số nghị sĩ thuộc ủy ban Quân vụ Quốc hội Mỹ đến Philippines để thảo luận việc hợp tác quân sự. đầu tháng 4-2012, Quốc hội Mỹ tung ra một báo cáo nghiên cứu quốc phòng, trong đó gọi quan hệ với Philippines là "một mắt xích trọng yếu" trong chính sách đối ngoại tái cân bằng hướng về châu Á, đặc biệt là đông Nam Á.

Tuy nhiên, tăng cưọng hợp tác quân sự với Philippines trong bối cảnh buộc phải cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng đang đặt ra một khó khăn không nhọ cho chính quyền của Tổng thống Obama, và nó có ảnh hưởng đến cách lựa chọn hình thức hợp tác mới. Trước đây, Mỹ đã từng có nhiều căn cứ quân sự trên đất Philippines.

Sau khi căn cứ Hải quân trong Vịnh Subic đóng cửa vào năm 1992, Mỹ không còn căn cứ nào ở Philippines nữa, nhưng không vì thế mà quân Mỹ không có mặt tại Philippines, ngược lại ngày càng tăng trong những năm gần đây.

 

Quân Mỹ tại cuộc tập trận "Vai kề vai" trên đảo Luzon, Philippines.

Bên cạnh cuộc tập trận chung diễn ra định kỳ hàng năm, Mỹ còn duy trì 600 quân nhân tại Philippines làm công tác huấn luyện nhằm hỗ trợ Manila trong cuộc chiến chống khủng bố ở miền Nam. Chương trình hợp tác này bắt đầu từ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 và nó nằm trong nỗ lực chống khủng bố toàn cầu của Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Theo một số chuyên gia, quân đội Mỹ sẽ tăng cưọng đến Philippines, nhưng không phải để lập căn cứ lâu dài như trước đây nữa (như lời khẳng định của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez) mà sẽ là một hình thức cơ động hơn. Có thể, đó sẽ là một hoạt động luân chuyển quân định kỳ không cố định giữa các căn cứ trong khu vực nhằm mục tiêu vừa thực hiện việc tăng cưọng hợp tác, hỗ trợ quốc phòng - an ninh cho Philippines, vừa bảo đảm cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng theo đúng lộ trình được duyệt. Trong trường hợp đó, quân Mỹ sẽ chỉ hiện diện tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định và trú đóng trong các doanh trại dã chiến.

Như vậy, Philippines sẽ trở thành một trong những vị trí "đứng chân" quan trọng trong chiến lược an ninh mới của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước khi triển khai kế hoạch hỗ trợ Philippines, Mỹ đã bắt đầu thực hiện kế hoạch điều chuyển quân mới. Ngày 26/4, Mỹ và Nhật Bản đã ký kết thọa thuận về việc rút 9.000 quân Mỹ tại căn cứ thủy quân lục chiến trên đảo Okinawa để luân chuyển đến Hawaii. đầu tháng 4, toán 200 lính Mỹ đầu tiên đã đổ bộ lên đất Australia mở đầu kế hoạch điều động 2.500 quân đến châu đại Dương trong chiến lược tăng cưọng hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan đang đi vào giai đoạn kết thúc và Mỹ đang chuẩn bị rút thêm 26.000 quân trong năm nay.

Sự điều chuyển lực lượng trong bối cảnh mới tại châu Á - Thái Bình Dương và việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh với Philippines cho thấy Mỹ đang chuyển hướng mạnh sang khu vực này. Ngoại trưởng Clinton đã từng nói "Mỹ có lợi ích an ninh quốc gia tại khu vực" khi tuyên bố về việc Mỹ không thể đứng ngoài các tranh chấp trên biển đông

  Văn Trương (tổng hợp)

Nguồn tin: An ninh thủ đô

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại75,263
  • Tổng lượt truy cập41,255,864
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây