Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đọi sống văn hóa": Lan tọa và có chiều sâu
Administrator
2011-11-30T04:43:26-05:00
2011-11-30T04:43:26-05:00
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/Tin-tuc/Phong-trao-Toan-dan-doan-ket-xay-dung-doi-song-van-hoa-Lan-toa-va-co-chieu-sau-158.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Trong những năm qua, đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Chư Jút đã đoàn kết, ra sức thi đua trong lao động, sản xuất và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, nổi bật là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đọi sống văn hóa" đã được đưa vào Nghị quyết của đại hội đảng bộ huyện lần thứ IV. Căn cứ theo đó, các địa phương đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCđ), đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng. đến nay, 100% xã, phưọng trên địa bàn đã có BCđ và 100% thôn, buôn có Ban vận động, nên phong trào ngày càng có sức lan tọa, rộng khắp và đi vào chiều sâu.
Theo đó, trong 5 năm gần đây, thực hiện Nghị quyết đảng bộ huyện lần thứ IV, hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn đã triển khai những mô hình làm ăn hiệu quả theo hình thức trang trại: VAC hay VACR. Nhiều hộ còn vay hàng trăm triệu đồng để kinh doanh hay phát triển ngành nghề thủ công. Điển hình như trang trại nuôi lợn của gia đình chị Bích ở xã Nam Dong, mỗi năm trừ chi phí, lãi ròng trên 100 triệu đồng; hay như mô hình trang trại trồng nhãn của gia đình anh Minh ở xã Ea Pô cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng… Nhọ tập trung vào sản xuất mà nhiều hộ không những thoát nghèo mà tiến tới làm giàu. Từ chỗ tọ· lệ hộ nghèo cao, đến nay toàn huyện Chư Jút chỉ còn 7,04%, thấp hơn so với tọ· lệ hộ nghèo toàn tỉnh. Kinh tế đi lên, bà con có điều kiện để tham gia các phong trào thi đua yêu nước và đóng góp xây dựng những thiết chế văn hóa ở cơ sở. Hiện nay, trên 80% thôn, buôn có hội trường hay Nhà văn hóa cộng đồng để sinh hoạt, có sân vận động, lớp mẫu giáo. Hầu hết các gia đình đều sắm được các phương tiện nghe nhìn, xe gắn máy. Bà con còn chăm lo cải thiện đọi sống văn hóa tinh thần, bảo tồn văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, nhiều câu lạc bộ thể dục thể thao, văn nghệ dân gian được thành lập và hoạt động thưọng xuyên, khiến cho cuộc sống ở cộng đồng thêm tươi vui, tình làng nghĩa xóm càng thắm đượm. đơn cử như: câu lạc bộ Dưỡng sinh của Hội Người cao tuổi thị trấn Ea T’ling; Câu lạc bộ Cồng chiêng của đồng bào dân tộc Ê đê ở buôn Buor, hát Then của đồng bào dân tộc Tày ở Nam Dong.
Bên canh đó, bà con còn chú trọng vào việc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp để giữ gìn sức khọe cho gia đình, cộng đồng, những tập tục lạc hậu dần bị loại bọ, những tệ nạn xã hội bị đẩy lùi. Cộng đồng còn góp sức cùng chính quyền trong việc phát hiện và cảm hóa những người lầm lỡ, nghiện ngập, không phân biệt, kỳ thị, giúp họ có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, nhân dân các dân tộc trên địa bàn còn tích hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, mỗi năm đóng góp hàng trăm triệu đồng vào các quỹ đền ơn đáp nghĩa, nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
Với những nỗ lực đó, đến nay,toàn huyện có hơn 14.000/17.016 hộ được công nhận gia đình văn hóa; 76/123 thôn, buôn, khối, và 81% cơ quan được công nhận đạt chuẩn văn hóa, trong đó có nhiều đơn vị đạt chuẩn văn hóa 5 năm liền. đặc biệt trong năm 2009, xã Tâm Thắng của huyện được công nhận danh hiệu văn hóa. Theo ông Ngô Lãm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chư Jút thì nhọ sự quan tâm chỉ đạo của BCđ tỉnh, của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các ban, ngành, đoàn thể mà cuộc vận động đã đạt được chỉ tiêu mà Nghị quyết đảng bộ huyện lần thứ IV đã đề ra. Tuy nhiên, đạt được danh hiệu đã khó, giữ vững danh hiệu còn khó hơn. Những năm tới, BCđ huyện tiếp tục đẩy mạnh và đưa cuộc vận động qua một giai đoạn mới. Phấn đấu từ nay đến năm 2015, có 70% xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa, trong đó ít nhất 4 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa. đây cũng là những cơ sở để huyện đạt chuẩn văn hóa.