quản lý đăng ký tài sản Nhà nước bằng CNTT

Thứ tư - 21/09/2011 04:06 1.970 0

quản lý đăng ký tài sản Nhà nước bằng CNTT

Theo quy định của Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước (TSNN), hàng năm, các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương phải thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Quốc hội.

Theo đánh giá của Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính), việc báo cáo trước đây được làm thủ công (bằng giấy tọ), mất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, thực tế, quá trình báo cáo, tổng hợp kéo dài, không cập nhật, thưọng xuyên. Chính vì vậy, Cục quản lý công sản đã phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) xây dựng chương trình phần mềm quản lý đăng ký TSNN.

Chương trình được triển khai từ tháng 3/2009, thực hiện kê khai báo cáo, tổng hợp những tài sản lớn như: nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô các loại và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

 Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 123/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, khai thác phần mềm quản lý đăng ký TSNN. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2011. 

Theo hướng dẫn tại Thông tư này, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý, duy trì và đảm bảo kỹ thuật cho hoạt động thông suốt của hệ thống; đảm bảo an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài sản nhà nước được cài đặt tại Bộ Tài chính; hướng dẫn xử lý các vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong quá trình sử dụng Phần mềm; chia sẻ thông tin về dữ liệu tài sản nhà nước kịp thời, chính xác để các đơn vị khai thác, sử dụng có hiệu quả; bảo mật các thông tin được chia sẻ; phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, nâng cấp Phần mềm nhằm đáp ứng sự thay đổi về công nghệ và thay đổi yêu cầu nghiệp vụ; đảm bảo tính chính xác của các bộ mã danh mục dùng chung, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đồng bộ sang Phần mềm; tổng hợp nhu cầu cấp, thay đổi, thu hồi chứng thư số gửi Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện bàn giao chứng thư số cho cán bộ quản trị phần mềm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng yêu cầu về nghiệp vụ báo cáo kê khai tài sản Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trong từng thời kỳ làm cơ sở để xây dựng, nâng cấp phần mềm; Tổ chức tập huấn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhập, duyệt, chuẩn hoá dữ liệu trong Phần mềm, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu và các nghiệp vụ liên quan khác; Khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước để phục vụ công tác lập kế hoạch (ngắn hạn, dài hạn), công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo, phân tích, dự báo của Chính phủ, của Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Bộ Tài chính được khai thác thông tin về tài sản Nhà nước của cả nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước; Các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền khai thác thông tin tài sản nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản kê khai trong phần mềm có quyền khai thác thông tin tài sản Nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước...

Nguồn tin: Tạp chí Tài chính điện tử

 Tags: quản lý
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay3,826
  • Tháng hiện tại51,324
  • Tổng lượt truy cập41,231,925
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây