|
Rừng ở đắk Ngo (Tuy đức) giao cho doanh nghiệp bị người dân tàn phá |
Điển hình như các vụ việc, Công ty TNHH Thịnh An Khương thuê đất rừng tại huyện đắk Glong; Công ty TNHH Ngọc Thạch, Công ty TNHH Luân Thịnh, Công ty Cổ phần dịch vụ đầu tư Hồng Gia Phát thuê đất ở địa bàn huyện Tuy đức… nhưng không thực hiện dự án dẫn đến tình trạng mất rừng, mất đất.
Trước tình trạng đó, ngày 5/7/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 20/2011/Qđ-UBND về việc "Quy định ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đắk Nông" để buộc các nhà đầu tư đóng quỹ bảo đảm thực hiện dự án.
Theo đó, trước khi được xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải nộp một khoản tiền tương đương với 5% tổng mức đầu tư của dự án vào tài khoản của UBND tỉnh tại ngân hàng. Ngoại trừ dự án sử dụng ngân sách Nhà nước; dự án đầu tư vào khu công nghiệp, theo hình thức BOT, BT, BTO; dự án thực hiện theo chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; dự án sử dụng đất do nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các trường hợp dự án có sử dụng đất đều phải thực hiện đóng quỹ bảo đảm.
Nếu dự án được triển khai theo đúng tiến độ thì sau khi hoàn thành thủ tục đất đai và khởi công xây dựng, UBND tỉnh sẽ hoàn trả 50% quỹ bảo đảm cho nhà đầu tư. Số tiền còn lại cũng sẽ được hoàn trả cho nhà đầu tư sau khi dự án hoàn thành công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển sang giai đoạn kinh doanh, khai thác.
Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện dự án theo đúng tiến độ cam kết mà không có lý do chính đáng được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì số tiền ký quỹ bảo đảm sẽ bị thu nộp vào ngân sách tỉnh để sử dụng vào các mục đích quản lý, sử dụng đất theo quyết định của UBND tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng có quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án của doanh nghiệp mà không phải chịu trách nhiệm bồi thưọng về mặt kinh tế…
Nói về quy định ký quỹ đầu tư, ông Nguyễn Thanh Nam, Giám đốc Công ty TNHH Tấn Phước (Gia Nghĩa) cho biết: "Trước khi được cấp phép đầu tư dự án có sử dụng đất tại huyện đắk Glong, công ty chúng tôi đã đóng quỹ bảo đảm theo quy định của UBND tỉnh. Quy định đóng quỹ bảo đảm là một cách làm hay, góp phần làm trong sạch hóa môi trường đầu tư của tỉnh. Tôi nghĩ, các doanh nghiệp muốn làm ăn nghiêm túc, có năng lực, tâm huyết đầu tư vào đắk Nông cũng sẽ sẵn sàng chấp hành". Còn ông Phạm Thành Phong, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Hợp Hóa (Gia Nghĩa) cũng nói: "Quy định đóng quỹ bảo đảm thực hiện dự án đã góp phần loại bọ phần nào những "con sâu" trong giới doanh nghiệp, đem lại tiếng tốt cho những nhà đầu tư nghiêm túc, có thực lực. Nhọ thực hiện việc đóng quỹ bảo đảm mà tỉnh cũng giảm bớt sự dè dặt, mạnh dạn hơn trong việc cấp phép đầu tư, cho doanh nghiệp thuê đất".
Theo ông Nguyễn đình Trung, Chánh Văn phòng UBND tỉnh thì trong thời gian qua, doanh nghiệp đã có những phản ứng trái chiều với quy định ký quỹ đầu tư. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực sự muốn đầu tư vào đắk Nông đều có phản ứng tích cực và sẵn sàng đóng quỹ bảo đảm thực hiện dự án. Một số ít doanh nghiệp sau khi biết quy định của tỉnh là phải đóng quỹ bảo đảm thì đã tự rút lui, không tiếp tục xin dự án, thuê đất. Mặc dù không thể đánh giá những doanh nghiệp này có gian dối, thiếu nghiêm túc, nhưng qua đó cũng cho thấy, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, cấp phép dự án đã được cải thiện rõ rệt, môi trường đầu tư cũng được lành mạnh hơn.
Theo đánh giá, sau một năm thực hiện quy định này, không những không làm ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư mà còn góp phần ngăn chặn, loại bọ những doanh nghiệp thiếu nghiêm túc trong đầu tư, muốn lợi dụng việc xin dự án, thuê đất để trục lợi.
Bài, ảnh: Ngàn Sâu