Sài Gòn soán ngôi đổi chủ

Thứ bảy - 06/10/2012 20:29 1.345 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Phạm nhân Hà Minh Trí bị tuyên án tử hình trong phiên tòa đặc biệt mà bị cáo chỉ phải trả lời đúng ba câu họi cho tội mưu sát tổng thống Ngô đình Diệm. Ngay sau đó, anh bị giải ra Côn đảo theo mật lệnh và trở thành người tù không có số nổi tiếng ở chuồng cọp.

Người tù không số trong "địa ngục trần gian"

Tàu chở tù binh đáp vào Côn đảo, các tù nhân được lệnh tập trung ngoài sân để phân phát số hiệu vào buồng giam. Khi mọi người đã vào hết, chỉ còn Trí là không thấy gọi tên và cũng không có số hiệu. Anh đứng chơ vơ ngoài sân một mình tự họi: "Sao cùng ra đây mà mình không có tên, hay bọn chúng nhầm"? Ngay cả bọn cai ngục cũng không hiểu, bọn chúng chạy đôn chạy đáo để tìm thông tin. Cuối cùng, trưởng ngục mới thông báo anh thuộc diện dẫn giải bằng điện chứ không có lệnh.

Cuộc đảo chính ở Dinh Gia Lòng (Sài Gòn) năm 1963.

Sau đó, Hà Minh Trí bị giam trong chuồng cọp cùng một số tử tù khác. Mỗi phòng chỉ có một cửa sắt vừa lọt một thân người luôn khóa chặt. Phía trên song sắt có hành lang giám thị đi tuần liên tục. Trên cao có cửa sổ lớn để thoáng khí, ban đêm gió từ cửa sổ thốc xuống chuồng cọp làm người tù khổ sở. Bọn chúng bắt tù nhân ở trần, thỉnh thoảng xối nước từ trên xuống ướt nhẹp mình mẩy. Chúng cho tù nhân ăn như cho cọp ăn bằng cách đưa thực phẩm từ trên xuống.

đã mấy mùa xuân trôi qua, Trí sống trong bóng tối ở khắp các nhà giam, chịu tất cả những "trò chơi" thân xác của bọn cai ngục. Những lúc đau đớn hay buồn chán nhất thì nỗi nhớ da diết tổ chức và các đồng chí ùa về. Càng nhớ, Trí càng nung nấu ý định vượt ngục. Bởi vì anh nghe đâu đó, người ra xem tướng bảo mình trọi đánh không chết. Thế nên anh tin mình không thể bị tù đày mãi được.

Suốt thời gian ở chuồng cọp, Hà Minh Trí có cơ hội được học khí tiết cách mạng của những đồng chí cộng sản kiên trung. Sự tra tấn của cai ngục ở chuồng cọp khọi phải nói cũng biết được mức độ dã man như thế nào. Những đợt "họi cung" dẫn đến cái chết của phạm nhân là chuyện bình thưọng, chuyện cơm bữa. Biết bao nhiêu chiến sĩ đã chấp nhận hy sinh nhất quyết không chịu ly khai. Bọn cai ngục nghe danh tử tù Hà Minh Trí dám cả gan ám sát Ngô đình Diệm, chúng vừa nể phục vừa dè chừng. Sở dĩ, chúng dành phần quan tâm đến anh bởi trong trại giam vì có một lực lượng Cao đài không mặn mà gì với Diệm.

Cho đến thời điểm này, Trí chưa bị lộ mình là Việt cộng nên lính Cao đài rất tôn sùng anh. Bọn chúng vẫn tưởng anh là một tên Cao đài vì giáo chủ mà liều mình giết Diệm. Ngày ấy, chúng thưọng lân la đến trò chuyện, họi han về người hùng gan to hơn cọp này. Hết sức dè chừng về thân phận mình, anh khôn khéo khai thác những thông tin trong nội bộ chính quyền Diệm từ những tên cai ngục. Nhọ những thông tin mật báo của Hà Minh Trí từ chuồng cọp gửi về, cách mạng đã chủ động hơn trong việc đưa ra kế hoạch tác chiến khi biết rõ, chính quyền Ngô đình Diệm đang bước tới vực thẳm.

"Viên đạn ngầm" sáu năm chạm đích  

Ngày 1/11/1963, tiếng súng đảo chính Ngô đình Diệm bắt đầu nổ theo sự sắp đặt của các quan thầy Mỹ tại Sài Gòn. Sau một ngày, quân đảo chính chiếm được Dinh độc Lập. Anh em Diệm, Nhu hết đường định "tẩu thoát", bị tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho lính bắt lại. Chính tay Mai Hữu Xuân tóm được hai anh em tổng thống thất sủng và mối tư thù sáu năm trước y bị truất quyền do lời khai của Hà Minh Trí đã đến lúc trả nợ. Sau cuộc trả thù tổng thống của mình, bọn đảo chính bắt đầu tranh giành nhau địa vị, chức quyền nên chưa có thời gian kiểm tra tù chính trị đang bị giam giữ từ thời chế độ Diệm. Nhọ vậy, nhiều đồng chí của ta tìm cách đưa hối lộ để được ra tù.

Trước đó, một nhóm tướng lĩnh ra mắt bằng tên gọi "Hội đồng quân nhân cách mạng" "yêu nước thương dân" quyết tâm lật đổ chính quyền gia đình trị Ngô đình Diệm. Cuộc ra mắt gồm các nhân vật chóp bu như: Trung tướng Dương Văn Minh - chủ tịch hội đồng; Trung tướng Trần Văn đôn - phó chủ tịch; Trung tướng Mai Hữu Xuân cùng các tướng lĩnh khác làm ủy viên.

Như vậy, sau sáu năm kể từ ngày Hà Minh Trí bóp cò súng về phía Diệm, hầu hết những nhân vật có trong lời khai của Trí đều tham gia cuộc đảo chính với vai trò chủ chốt. Có nghĩa là viên đạn của Hà Minh Trí đã chạm đích 6 năm dài đằng đẵng.

Biết tin, Trí rưng rưng khóc âm thầm trong nhà ngục, khóc vì sung sướng. Anh khóc vì nhiệm vụ lịch sử của mình đã hoàn thành sau bao nhiêu năm trong tù ngục. Ông trọi không bắt anh chết để ngày hôm nay, anh được chứng kiến cảnh chính quyền tay sai bắn giết lẫn nhau suốt nhiều năm liền. Anh tin tưởng tuyệt đối vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Rồi đây, hòa bình sẽ về ta, độc lập sẽ trở lại, sự thật không phải là giấc mơ nữa rồi.

Giữa lúc Sài Gòn đang sôi động chính trị thì ngụy đưa Hà Minh Trí từ Côn đảo về đất liền. Sau đó, anh Trí bị giam tại Tổng nha Cảnh sát. Tuy nhiên, báo chí lúc đó nô nức đưa tin người ám sát Ngô đình Diệm đã được trả tự do. Tại trại giam Tổng nha, Trí được gặp một người bạn tù đặc biệt là anh Mười Hương (tức Trần Quốc Hương, người chỉ huy mạng lưới tình báo của ta ở Sài Gòn).

Tại đây, người "ăn gan hùm" được đồng chí Mười Hương hướng dẫn cho cách gửi đơn khiếu nại đến chính quyền ngụy về việc anh vẫn còn bị giam giữ trong khi báo chí đưa tin đã thả ra rồi. Cũng trong thời gian này, nữ luật sư Ngô Bá Thành cùng một số nhà báo bị bắt trong phong trào Trí thức biểu tình đòi quyền tự quyết đuổi Pháp, Mỹ ra khơi đất nước Việt Nam. Họ ra sức ủng hộ và giúp sức cho anh. Những người này tiếp tục hướng dẫn Hà Minh Trí viết đơn gửi chính quyền ngụy. Trong đơn ghi rõ: "Tôi là người chống Diệm, nay Diệm không còn tại sao tôi chưa được thả".

Sau một thời gian Diệm, Nhu bị "thanh toán", Mỹ giật mình nhận ra rằng các tướng lĩnh đảo chính năm 1963 toàn là phe thân Pháp. Chúng nhận ra bọn thân Pháp đang xài tiền của Mỹ để thực hiện cuộc đảo chính cho Pháp. Tức giận, Mỹ xúi Nguyễn Khánh tổ chức tiếp một cuộc đảo chính để sàng lọc nội bộ hòng gỡ gạc lại tiền đã vung vãi ra.

Nhận lệnh, Nguyễn Khánh đã lọc những tên thân Pháp ra khơi bộ máy tay sai của Mỹ tại miền Nam qua cuộc đảo chính ngày 31/1/1964. Liên tục trong hai năm, miền Nam chóng mặt với những vở kịch chính trị của chính quyền ngụy tại Sài Gòn. Chúng nháo nhào tranh giành lật đổ lẫn nhau. Cuộc đảo chính cuối cùng trong bộ máy chính quyền có một chức sắc trong giáo phái Cao đài lên làm Quốc trưởng nên Trí được thả. Bởi vì lúc ấy, anh vẫn mang danh là người của giáo phái.

Sau này ra tù anh Trí mới biết, sở dĩ Diệm chết rồi mà anh vẫn bị giam là vì đám tay sai của Ngô đình Nhu còn núp trong bộ máy cảnh sát đã ém hồ sơ anh lại. Chúng không lén lút thủ tiêu Hà Minh Trí là một sự may mắn đối với anh. Bởi đám này vẫn đang nuôi mộng lập lại chế độ họ Ngô. Một cái may với Trí nữa là nếu Mai Hữu Xuân không bị đồng bọn lật đổ thì hắn đã cho gọi Trí lên để trả món nợ ngày trước anh đã vu oan cho hắn. đó là những thông tin chân thật của tên giám đốc Trung tâm thẩm vấn tiết lộ trước khi làm thủ tục cho Hà Minh Trí ra tù.

Vậy là sau gần chục năm bị tra tấn, hành hạ, giam cầm hết nhà lao này đến nhà tù khác, Hà Minh Trí được trả tự do. Bước ra cổng ngục tối, anh đứng thẳng người hít một hơi thật đầy cái không khí tự do ngoài đọi. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khuôn mặt nhợt nhạt, xanh xao của người tù thiếu ăn. Tuy nhiên, nụ cười tự do vẫn hiện hữu trên khuôn mặt hà Minh Trí. Anh muốn hét thật to, cười thật lớn vì hạnh phúc tưởng chừng như vĩnh viễn không bao giọ trở lại với anh nay đã nằm gọn trong trái tim. Anh tự nhủ trong lòng: "Tổ quốc ơi! đảng ơi! Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và vẫn còn sống trở về với các đồng chí, đồng đội thân yêu đây".             

Hoa Nguyên - Hương Lam

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay3,600
  • Tháng hiện tại62,093
  • Tổng lượt truy cập41,129,896
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây