"Sẽ không công ty nào nhận thầu Trung Quốc"

Thứ bảy - 30/06/2012 08:14 1.650 0
"Sẽ không có công ty nước ngoài nào tham gia đấu thầu" - ông Laban Yu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí của công ty tài chính Jefferies Hồng Kông, nhận định về việc Trung Quốc mọi thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

 

Tọ Wall Street Journal có bài viết bình luận thông báo mọi thầu của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mang màu sắc chính trị nhiều hơn là lợi ích kinh tế và sẽ rất ít công ty hào hứng với việc thăm dò, khai thác ở vùng biển tranh chấp.
 
Ông Laban Yu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí của công ty Jefferies, nhận định: "Sẽ không có công ty nước ngoài nào đến đó đâu. Lần này CNOOC đã bị chính quyền đại lục lợi dụng".
 

9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc mọi thầu trái phép
 
Cả 9 lô dầu khí mà CNOOC mọi thầu nằm ở vùng biển có độ sâu 300 - 4.000 m trong khi các lô khai thác trước đây đều nằm tại vùng nước nông trong vùng biển Trung Quốc.
 
Ông Simon Powell, giám đốc nghiên cứu dầu khí của công ty CLSA,  đặt vấn đề: "Hoặc là CNOOC đang giúp Bắc Kinh mở rộng biên giới tranh chấp trên Biển đông, hoặc cố tình đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm và khai thác dầu khí để thu lợi nhuận tối đa".
 
Tuy nhiên, theo ông Powell, dù CNOOC có thuyết phục được một công ty nước ngoài nào đó nhận thầu thì nhiều khả năng tại khu vực này chỉ có khí thiên nhiên. "So sánh với giá gas đang rất thấp ở Trung Quốc, khoảng cách từ 9 lô trên về đất liền và những tốn kém để lắp đặt đường ống dẫn khí về, có lẽ thông báo mọi thầu thiên về tính chính trị hơn" - ông Powell nói.
 
Theo thống kê của Wall Street Journal, trong vài năm gần đây CNOOC đã mọi thầu hàng chục lô dầu khí nhưng ít công ty nước ngoài nào tọ ra có hứng thú. Từ năm 2005 đến nay mới có 5 lô do các công ty nước ngoài nhận thầu, gồm Husky Energy Inc. (HSE.T) của Canada, BG Group PLC (BG.LN) của Anh, Devon Energy Corp. (DVN) của Mỹ và Eni SpA (E) của Ý. Thế nhưng, kết quả thăm dò đều đáng thất vọng.
Bằng Vy (Theo Wall Street Journal)
  • MINH TRÍ
    29/06/2012 16:51

    VI PHẠM LUẬT PHÁP QUọC TẾ CẦN CÓ TÃ’A ÁN QUọC TẾ GIẢI QUYẾT. Rõ ràng Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ "đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta sẽ bị xâm phạm. Thuận lợi hiện nay là tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (thưọng được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002. đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển đông. đến nay chính thức được các bên công nhận. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Thuận lợi nhất hiện nay là nội bộ Trung quốc các học giả không đồng tình quan điểm, ngày 14/6/2012, hội thảo "Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc" (Tranh chấp Biển đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc, Trung quốc tổ chức. Tại buổi hội thảo nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. đề nghị Nhà nước ta cần có phương án về lực lượng và trang thiết bị cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam, ngăn chặn không cho các đơn vị trúng thầu (nếu có xảy ra) đến khai thác các lô dầu thuộc chủ quyền của nước ta. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay6,114
  • Tháng hiện tại57,484
  • Tổng lượt truy cập41,125,287
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây