Ãể rồi từ âm hưởng của những khúc tráng ca này, hàng loạt giai điệu hào hùng đã được sáng tạo và vang lên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc: Giải phóng miền Nam (Lưu Hữu Phước), lời nguyền son sắt (Quốc Hà), Giặc đến nhà ta đánh (Ãỗ Nhuận), Thà chết bảo vệ Tổ quốc (Huy Du), Người mẹ bàn cọ (Trần Long Ẩn)...
|
Ảnh: Phan Tân |
Cho đến khi đất nước đã thanh bình, những ca khúc gợi nhớ về một thời khói lửa vẫn ngân lên như những tổng kết đầy sâu sắc về tinh thần bất khuất tự cưọng của dân tộc: Ãất nước, Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn); Ãất nước bên bọ sóng, Ãất nước lời ru (Thái Văn Hóa); Việt Nam mến yêu (Quang Vinh)... Ãặc biệt, không ít những ca khúc vinh danh công ơn của những anh hùng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã ra đọi như: Người mẹ của tôi (Xuân Hồng); Mãi mãi tuổi hai mươi (Phạm Ãăng Khương - Nguyễn Quý Lăng)...
Có thể thấy, những tác phẩm âm nhạc viết về đề tài lịch sử vượt qua tính thời điểm, vượt qua phạm vi đề tài tưởng chừng khô cứng đã hoàn thành tốt sứ mạng lịch sử của mình. Những giá trị về mặt nội dung mang tính thời sự ở thời điểm ra đọi cộng hưởng với những rung cảm thẩm mỹ của người sáng tạo đã làm nên những tác phẩm âm nhạc vươn tới giá trị nghệ thuật đích thực, không chỉ góp phần ghi lại những sự kiện, dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước mà còn khơi gợi lòng yêu nước, tự tôn và tự hào dân tộc trong mỗi người dân đất Việt. Chính vì vậy mà sử ca chính là "nhật ký lịch sử" bằng âm thanh.
Nối dài quá khứ với hiện tại mới thấy dòng chảy âm nhạc về đề tài lịch sử đang có sự đứt gãy lớn, khi mà hầu như những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng sử ca hào hùng đều đã là thành quả thuộc về những thế hệ nhạc sĩ đi trước, còn những nhạc sĩ trẻ hôm nay chẳng mấy ai mặn mà với đề tài lịch sử.
Bàn về vấn đề này, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu đưa ra lý giải: "Ãề tài lịch sử thưọng phù hợp với những quy mô hoành tráng, với các thể loại thanh nhạc lớn như ô-pê-ra, thính phòng, giao hưởng. Hình thức lớn đương nhiên kéo theo kinh phí lớn, nếu không có nhà tài trợ hoặc sự đỡ đầu của các cơ quan nhà nước thì đa số các nhà soạn nhạc nước ta không có khả năng đảm đương công đoạn dàn dựng".
Ãây là nguyên nhân khiến nhiều nhạc sĩ khó theo được mảng đề tài lịch sử, cũng là lý do giải thích tại sao những tác phẩm viết về đề tài lịch sử xuất hiện trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là được đặt hàng trong những dịp lễ lớn. Vấn đề là ở chỗ đặt hàng xong nhưng không có kế hoạch tuyên truyền, quảng bá cho tác phẩm thì tác phẩm lịch sử dù có giá trị nghệ thuật đến mấy cũng chỉ mang tính chất "thời vụ", rộ lên rồi cũng bị lãng quên ngay, hoặc xếp kho chọ những đợt kọ· niệm sau mang ra "xài" lại.
Hãy nhìn vào danh sách các tác phẩm thể loại lớn được vận động sáng tác nhân Ãại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như: thơ giao hưởng Chiếu dọi đô, liên khúc giao hưởng Ngàn năm nhớ về thuở ấy (Ãinh Quang Hợp); thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long - Bài ca dọi đô (Doãn Nho); giao hưởng Hồn Ãất Việt (Nguyễn Thiên Ãạo); Dáng rồng lên (Ãỗ Hồng Quân); đại hợp xướng Ngàn năm Thăng Long (Ãỗ Dũng)..., thử họi có mấy tác phẩm âm nhạc đã được quảng bá để đến với số đông công chúng?
Ãứng trước thực trạng nêu trên, đã đến lúc cần phải có một chiến lược mang tính đồng bộ và quyết liệt để nối lại dòng chảy âm nhạc hào hùng về đề tài lịch sử. Một biện pháp chiến lược có tính lâu dài là cần đầu tư phát triển giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục lịch sử thông qua các loại hình văn học nghệ thuật nói chung, trong đó có âm nhạc.
Một nhạc sĩ từng có những tác phẩm âm nhạc về lịch sử khẳng định: Các tác phẩm âm nhạc về đề tài lịch sử cần phải được lồng ghép vào các môn học trong nhà trường như đạo đức, lịch sử, văn học, bởi âm nhạc vừa giúp làm "mềm hóa" những môn học khô khan, nhiều số liệu, vừa là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để truyền thụ những kiến thức lịch sử đến trẻ em.
Phó Chủ tịch thưọng trực Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật T.Ư PGS, TS Ãào Duy Quát đưa ra đề xuất: Nhà nước ta cần thành lập Quỹ đặt hàng về sáng tác âm nhạc lịch sử để thúc đẩy việc sáng tác giống như các nước trên thế giới đã và đang triển khai. Bên cạnh công tác hỗ trợ, kích thích sáng tác cũng cần chú ý đến các biện pháp sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn.
Các cơ quan truyền thông báo chí cần có sự phối kết hợp với các ban, ngành, hội chức năng và các nhạc sĩ để kịp thời tuyên truyền, quảng bá, tạo điều kiện để các tác phẩm sử ca phát huy giá trị trong cuộc sống hôm nay. Có thể khẳng định, đầu tư cho sáng tạo, quảng bá và giáo dục, đó là những mắt xích quan trọng, có tác dụng mạnh mẽ, tạo nên hy vọng cho "cuốn nhật ký lịch sử" bằng âm thanh của dân tộc đã và sẽ còn mãi phát huy giá trị tới tận mai sau.
T.B (t.h)