THọ°C TRẠNG Vọ€ DOANH NGHIọ†P NHọŽ VÀ VọªA TẠI đáº®K NÔNG

Chủ nhật - 19/02/2012 20:29 3.870 0
1. Quá trình phát triển của các DNNVV từ năm 2004 đến nay

Ngày 29-11-2005, Quốc hội đã ban hành Luật doanh nghiệp 2005 thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (luật chung), chính thức tạo ra một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Từ năm 2004, sau khi thành lập tỉnh đắk Nông, đến nay số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước; cụ thể như sau: năm 2004, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 150 với tổng số vốn đăng ký là 320 tọ· đồng, năm 2005, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 148 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 906 tọ· đồng, năm 2006, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 134 và số vốn đăng ký là 936 tọ· đồng, năm 2007 con số là 145 doanh nghiệp và 2,094 tọ· đồng, 2008 con số là 178 doanh nghiệp và 2,885 tọ· đồng, năm 2009 là 230 doanh nghiệp và 1,140 tọ· đồng, và 2010, con số là 220 doanh nghiệp và 5,627 tọ· đồng. Tính đến 30 tháng 7 năm 2011 tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk Nông là 1,510 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 7,031 tọ· đồng. (Số liệu do Sở Kế hoạch và đầu tư cung cấp).
Bảng 1: Số doanh nghiệp thành lập mới tại đắk Nông từ năm 2004 đến 2010
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số DN thành lập mới (DN) 150 148 134 145 178 230 220
Số vốn đăng ký (tọ· đ)
 
320 906 936 2,094 2,885 1,140 5,627
Số vốn đăng ký/doanh nghiệp (Tọ· đồng) 2.13 6.12 6.98 14.44 16.2 4.95 25.57
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư đắk Nông
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng xu thế các doanh nghiệp tăng lên không chỉ về số lượng mà còn cả về quy mô của từng doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng qua các năm từ năm 2004 đến năm 2010. Năm 2004, số vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp là 2.13 tọ·/doanh nghiệp thì đến năm 2010 là 25.57 tọ·/ doanh nghiệp. Chỉ có năm 2009, là quy mô của doanh nghiệp thành lập mới giảm hơn so với năm trước. Điều này có thể là do năm 2009 là năm còn ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và quá trình phục hồi chưa bắt đầu (Tính toán từ số liệu do Sở Kế hoạch và đầu tư cung cấp).
2. Về cơ cấu, phân bố doanh nghiệp
Cơ cấu theo loại hình: Theo Niên giám thống kê đắknông 2010, tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010 toàn tỉnh đắk Nông có tổng số 620 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 5,503 tọ· đồng. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước có 29 doanh nghiệp chiếm 4.68%. Trong số 29 doanh nghiệp Nhà nước thì 4 doanh nghiệp là của Trung ương chiếm 0.65% và 25 doanh nghiệp của địa phương chiếm 4.03%. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước có 588 doanh nghiệp chiếm 94.84% với Tập thể là 40 chiếm 6.45%, Tư nhân 275 chiếm 44.35%, không có công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước chiếm ít hơn hoặc bằng 50% là 236 doanh nghiệp chiếm 38.06%, còn lại là công ty cổ phần có vốn nhà nước ít hơn hoặc bằng 50% là 2 và công ty cổ phần không có vốn Nhà nước là 35. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 doanh nghiệp chiếm 0.48% và tất cả đều là 100% vốn nước ngoài không có liên doanh. 100% doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk Nông là doanh nghiệp vừa và nhọ (Báo cáo về tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2010 của UBND tỉnh đắk Nông).
Về cơ cấu theo ngành nghề: Theo niên giám thống kê đắk Nông 2010, các doanh nghiệp nhọ và vừa tại đắk Nông phân bố khá đồng đều các ngành nghề. Tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, lâm nghiệp, bán sửa chữa ô tô xe máy và xe có động cơ, sản xuất giưọng tủ, ghế, chế biến gỗ, khai khoáng, xây dựng nhà các loại,...
Nhìn vào cơ cấu các ngành của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk Nông thì thấy rằng cơ cấu về số lượng các doanh nghiệp hoạt động biến đổi không nhiều từ năm 2007 đến năm 2010. Tuy nhiên, cơ cấu này có xu hướng tăng nhẹ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, giảm nhẹ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và tăng nhẹ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Chi tiết về số liệu có thể xem ở bảng dưới đây.
Bảng 2: Cơ cấu các doanh nghiệp nhọ và vừa của đắk Nông theo ngành nghề, 2007-2010
 
  2007 2008 2009 2010
  Số DN % Số DN % Số DN % Số DN %
Nông -lâm nghiệp 25 6,84 35 8,12 40 7,67 44 7,09
Công nghiệp - xây dựng 120 32,87 139 32,25 157 30,13 190 30,64
Dịch vụ 220 60,27 257 59,62 324 62,18 386 62,25
Tổng 365   431   521   620  
Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê đắk Nông 2010
Về phân bố: tính đến tháng 12 năm 2010,  các doanh nghiệp nhọ và vừa trên địa bàn tỉnh đắk Nông phân bố không đều. Chủ yếu vẫn tập trung tại những địa phương phát triển và có điều kiện thuận lợi hơn. Cụ thể là phần lớn các doanh nghiệp tập trung tại thị xã Gia Nghĩa, tiếp đó là huyện đắk Mil, Cư Jut và đắk R’ lấp và phân bố rất ít ở các huyện còn lại.
Bảng 3: Phân bố các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh đắk Nông, 2010
 
Thị xã/huyện Số lượng %
Gia nghĩa 217 35
đắk Glong 29 4.67
Cư Jut 85 13.7
đắk Mil 128 20.6
Krông Nô 22 3.55
đắk Song 41 6.61
Dăk R’ lấp 86 13.87
Tuy đức 12 1.94
Nguồn: Niên giám thống kê đắk Nông 2010
3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
a. Về số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk Nông
Theo Niên giám thống kê đắk Nông 2010, mặc dù là tỉnh mới thành lập nhưng trong những năm qua doanh nghiệp nhọ và vừa của đắk Nông có những bước tiến đáng kể. Số lượng doanh nghiệp nhọ và vừa hoạt động tăng qua các năm và trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng gần 100 doanh nghiệp hoạt động. Tính đến hết tháng 12 năm 2010, toàn tỉnh đắk Nông có 620 doanh nghiệp nhọ và vừa hoạt động với tổng số vốn sản xuất kinh doanh là 6,503 tọ· đồng, bình quân là 10.48 tọ· đồng/doanh nghiệp và số lao động bình quân là 19.65 lao động/doanh nghiệp. Như vậy với số dân là 510.57 nghìn người, tính ra trung bình tại đắk Nông có 12.14 doanh nghiệp/1 vạn dân, đây là con số rất thấp vì so với mức trung bình của cả nước chỉ bằng ½. Trung bình cả nước khoảng 28.616 doanh nghiệp/1 vạn dân. Do đó, có thể thấy rằng mật độ doanh nghiệp của đắk Nông nằm ở nhóm thấp so với các tỉnh khác trong cả nước, đặc biệt khoảng cách này khá lớn so với những tỉnh phát triển với mật độ doanh nghiệp hoạt động cao (Số liệu tính toán dựa trên Báo cáo thưọng niên về doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 và Niên giám thống kê 2010).
Trong năm 2010, tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhọ và vừa trên địa bàn tỉnh đắk Nông là 9,580 tọ· đồng. Trong đó, của doanh nghiệp Nhà nước là 870 tọ· đồng, trung bình 30 tọ· đồng/doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 5,586 tọ· đồng, trung bình 9.5 tọ·/doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,124 tọ· đồng, trung bình 1,041 tọ·/doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu cao nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, xét về lợi nhuận trước thuế thì các doanh nghiệp Nhà nước đạt 0.724 tọ· đồng/doanh nghiệp chiếm 2,4% doanh thu, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 0.1122 tọ· đồng chiếm 1.18% doanh thu, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 106.6 tọ· đồng chiếm 10.18% doanh thu (Số liệu tính toán dựa trên số liệu Niên giám thống kê đắk Nông 2010).
Nhìn vào số liệu của các doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp tại đắk Nông qua các năm do Sở Kế hoạch và đầu tư cung cấp lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp đang hoạt động tại đắk Nông qua các năm lấy từ niên giám thống kê. Thực tế này có thể giải thích rằng các doanh nghiệp nhọ và vừa mặc dù trong thời gian qua tăng nhanh về số lượng thành lập nhưng số doanh nghiệp có thể tồn tại và tiếp tục hoạt động là không nhiều. Điều này đặt ra một vấn đề về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhọ và vừa tại đắk Nông trong thời gian qua.
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp đắk Nông thời gian qua
Trong điều kiện quy mô doanh nghiệp nhọ, vốn ít các doanh nghiệp đắk Nông đang phải đối mặt với những khó khăn. đây chính là những yếu tố đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhọ và vừa tại đắk Nông trong thời gian qua. Các yếu tố đó bao gồm:
- Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp
đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng kinh nghiệm quản lý. Theo báo cáo của Cục Thống kê về 626 doanh nghiệp của tỉnh thì số lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ chỉ có 0,048%, không có tiến sỹ, lao động có trình độ đại học chiếm 8,48%, cao đẳng chiếm 6,2 %, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 12%, sơ cấp 3,3% và lao động phổ thông, dưới phổ thông chiếm tọ· lệ khá cao gần 70%. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp… và kỹ năng quản trị kinh doanh. Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp…
- Máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp còn lạc hậu
Cũng theo báo cáo của Cục Thống kê, hiện nay, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sử dụng máy móc, thiết bị còn lạc hậu 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 - 1960, 73% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang… Tóm lại, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ có 10% hiện đại, 40% trung bình và 50% là lạc hậu và rất lạc hậu; tọ· lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2%, việc đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu.
- Thiếu nguyên vật liệu và yếu kém về thương hiệu
đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không có đủ nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất hoặc nguồn cung nguyên liệu không ổn định, chủ yếu theo mùa. đơn cử như Công ty TNHH N&S chuyên sản xuất, mua bán đồ gỗ, do thị trường gỗ trên địa bàn tỉnh không ổn định, khó kiểm soát thêm vào đó, doanh nghiệp phải mua gỗ thông qua cơ chế đấu thầu nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì vây, doanh nghiệp đã chuyển sản xuất sang các tỉnh khác. Còn công ty TNHH CN TP Tất Thắng chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản, thì gặp khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu, lúc thừa, lúc thiếu do phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất của nông dân và kho chứa hàng dự trữ của doanh nghiệp còn hạn chế….đây cũng là những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên hạn chế.
Bên cạnh đó, vấn đề thương hiệu cũng là vấn đề mà các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh cần phải quan tâm. Mặt dù, trong những năm qua, đã có vài doanh nghiệp quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu cho mình như Hợp tác xã Dịch Vụ Nông nghiệp Minh An đã xây dựng được thương hiệu cà phê bột "Coffe đức Lập - đắk Mil", Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Tất Thắng với thương hiệu "Tất Thắng",…đó là kết quả tích cực rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp tại đắk Nông chưa xây dựng được thương hiệu cho mình, chưa khẳng định được uy tín chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực.
- Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp đắk Nông còn nhiều hạn chế 
đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhọ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và chưa có hiệu quả thiết thực. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến, giới thiệu một cách bài bản về sản phẩm cho khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo…
Ghi chú: nguồn số liệu lấy tại trang web về xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư đắk Nông.
4. đóng góp của các doanh nghiệp nhọ và vừa cho nền kinh tế Đăk Nông
Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhọ và vừa tại tỉnh đắk Nông đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, góp phần phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm cho người lao động.
Trong năm 2010, các doanh nghiệp nhọ và vừa trên địa bàn tỉnh đóng thuế và các khoản nộp khác vào ngân sách Nhà nước là 355 tọ· đồng, trong đó doanh nghiệp Nhà nước nộp 18 tọ· đồng, doanh nghiệp tư nhân nộp 332 tọ· đồng và doanh nghiệp nước ngoài nộp 5 tọ· đồng. Các doanh nghiệp nhọ và vừa đã đóng góp 8% cho thu nhập của toàn tỉnh và đóng góp 100% cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (Báo cáo tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2010, đắk Nông).
Tổng giá trị xuất khẩu do các doanh nghiệp nhọ và vừa tại đắk Nông thực hiện là 250 triệu USD. Tuy nhiên, việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn tỉnh không đều giữa các doanh nghiệp thuộc khối quốc doanh, ngoài quốc doanh, và doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ có doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước. Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài đóng góp chủ yếu chiếm 95% trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 5% vào xuất khẩu của đắk Nông trong năm 2010 (Báo cáo tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2010, đắk Nông).
đối với vấn đề xã hội, các doanh nghiệp nhọ và vừa tính đến nay đã tạo được 10,212 việc làm cho người lao động. Trong đó, khối doanh nghiệp tư nhân dẫn đầu trong việc tạo việc làm chiếm 74.46%, khu vực Nhà nước đóng góp 18.57% và khu vực nước ngoài đóng góp thấp nhất với 6.96%. (Báo cáo tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2010, đắk Nông).
Mặc dù, đắk Nông là địa phương có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không nhiều so sánh với các tỉnh xung quanh và còn rất non trẻ nhưng có ý chí kinh doanh và quyết tâm vươn lên. Các doanh nghiệp, đã nhanh chóng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, từng bước thích nghi với thị trường, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý… góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.
Như vậy, mặc dù mới ra đọi và phát triển nhưng các doanh nghiệp đắk Nông đã thực hiện được tính năng động, linh hoạt thích ứng với điều kiện hội nhập, sự tự tin và ý chí kinh doanh cao… và kết quả hoạt động là tích cực rất đáng khích lệ. Trong đó, một số doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước. Hoàn toàn có cơ sở khẳng định rằng, các doanh nghiệp đắk Nông đang và sẽ trở thành đội quân chủ lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5. Xu thế phát triển của các doanh nghiệp nhọ và vừa tại Đăk Nông trong thời gian tới
Nhìn vào thực tiễn phân tích về doanh nghiệp nhọ và vừa tại tỉnh đắk Nông trong thời gian qua, có thể thấy được xu thế phát triển của các doanh nghiệp nhọ và vừa tại đắk Nông trong thời gian tọi như sau:
- Các doanh nghiệp nhọ và vừa tại đây vẫn tiếp tục dựa vào thế mạnh của vùng về tài nguyên và thiên nhiên để phát triển như khai khoáng, du lịch,...
- Các doanh nghiệp tiếp tục dựa vào các ngành là thế mạnh của tỉnh để phát triển: phát triển cao su, chè, điều, tiêu,..gắn với chế biến các sản phẩm nông nghiệp của ngành này.
- Các doanh nghiệp nhọ và vừa tiếp tục phát triển theo chiều rộng và chưa chuyển sang chiều sâu do hiện nay vốn đầu tư còn ít, công nghệ đầu tư còn ít và còn lạc hậu, nhân lực vẫn còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo chiều sâu. Sản xuất do đó sẽ tiếp tục tập trung vào sản xuất các sản phẩm thô.
- Các doanh nghiệp tiếp tục tập trung chủ yếu tại các vùng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
 

Nguồn tin: daknongdpi.gov.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,411
  • Tổng lượt truy cập41,236,012
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây