Lao Động đã có trao đổi vấn đề này theo góc độ nghiên cứu của Viện CN&CĐ về tuổi nghỉ hưu với TS Đặng Quang Điều - Viện trưởng Viện CN&CĐ.
TS Đặng Quang Điều cho biết: Việc quy định, tăng hay giảm tuổi nghỉ hưu (TNH) đối với NLĐ nói chung và LĐ nữ nói riêng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Tình hình phát triển KT-XH; thị trường cung - cầu LĐ; tuổi thọ trung bình của NLĐ, khả năng chi trả của quỹ BHXH; môi trường, điều kiện làm việc và tính chất công việc. Trong đó, môi trường, điều kiện làm việc và tính chất công việc là yếu tố quan trọng nhất để xác định tăng-giảm TNH.
Trong dự thảo nghị định hướng dẫn và quy định chi tiết Điều 187 Bộ luật Lao động về TNH, với đối tượng đề xuất giảm TNH thì DT đã căn cứ vào môi trường, điều kiện làm việc và tính chất công việc của LĐ làm việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại để đề xuất giảm TNH. Nhưng với các đối tượng đề xuất tăng TNH, DT nghị định không đề cập đến yếu tố quan trọng này mà đề xuất theo chức vụ trong quản lý và theo học hàm, học vị.
Theo tôi, tất cả CB,CC,VC, NLĐ làm việc trong khu vực HCSN - nơi có môi trường, điều kiện làm việc tốt, công việc không nặng nhọc, độc hại - nên đưa vào đối tượng kéo dài thời gian làm việc mới phù hợp. Tuy nhiên, kéo dài TNH nên chia ra các giai đoạn và mức độ khác nhau phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và các yếu tố khác. Theo kết quả nghiên cứu và điều tra của chúng tôi, trước mắt nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ ở khu vực HCSN với nam tăng 2 tuổi - lên 62 và nữ tăng 3 tuổi - lên 58 là phù hợp; sau một thời gian nhất định (khoảng 10 năm) tiếp tục điều chỉnh tăng thêm cho phù hợp.
|
Lao động làm việc trong môi trường độc hại cần phải giảm tuổi nghỉ hưu. Ảnh: L.Q.V |
- Thưa Viện trưởng, dự thảo nghị định lần này có gì khác so với Nghị định 71/2000/NĐ-CP ban hành tháng 11.2000?- Dự thảo nghị định này có khác biệt so với Nghị định 71 ở những điểm sau:
+ Về tên gọi: Dự thảo nghị định lần này là nghị định quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều 187 Bộ LLĐ 2012 về TNH; còn Nghị định 71 là nghị định quy định về việc kéo dài thời gian công tác đối với CBCC khi đến TNH.
+ Về phạm vi và đối tượng áp dụng: Nghị định này rộng hơn rất nhiều so với Nghị định 71, bao gồm cả đối tượng đề nghị giảm tuổi hưu khi làm việc trong môi trường và điều kiện nặng nhọc, độc hại và bị suy giảm khả năng LĐ; đối tượng đề nghị tăng tuổi hưu; đối tượng cả LĐ trực tiếp làm việc trong các loại hình DN và CB,CC,VC làm việc trong khu vực HCSN có tham gia BHXH bắt buộc.
- Ở nước ta, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng, nhất là lực lượng LĐ trẻ đang gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Kéo dài TNH có ảnh hưởng tới vấn đề này không, thưa Viện trưởng ?- Kéo dài TNH có tác động cả mặt tích cực và không tích cực. Trước hết, kéo dài TNH sẽ sử dụng được tốt hơn kinh nghiệm, chất xám của lực lượng LĐ có bề dày kinh nghiệm công việc. Đỡ gánh nặng đối với Quỹ BHXH, vì theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, đến năm 2029 Quỹ BHXH sẽ không đủ khả năng chi trả, nên kéo dài TNH sẽ làm giảm áp lực với Quỹ BHXH. Hơn nữa, NLĐ có thêm cơ hội nâng cao trình độ, thăng tiến, đề bạt, thời gian cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Song, điều đó cũng ảnh hưởng tới cơ hội có việc làm của lực lượng LĐ trẻ, họ sẽ khó khăn hơn trong vấn đề tìm việc. Theo dự báo của các nhà xã hội học, thời kỳ cơ cấu dân số vàng của nước ta cũng sẽ không kéo dài được bao lâu và sau đó dân số nước ta sẽ bước sang giai đoạn già hoá. Chính vì vậy, việc tăng TNH cần phải được tiến hành từng bước, điều chỉnh dần dần từ 2 đến 3 tuổi, cho mỗi giai đoạn 10 đến 20 năm. Không điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu một lần lên 5 tuổi.
- Với TNH của LĐ nữ, ý kiến của Viện trưởng thế nào?- Ở khu vực SXKD, tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ như hiện nay về cơ bản là phù hợp; riêng đối với LĐN làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại cần phải giảm tuổi nghỉ hưu xuống 50, thậm chí là 45 tuổi. Kết quả khảo sát năm 2011 của chúng tôi cho thấy, có 25% số LĐN mong muốn được về hưu ở độ tuổi 45; 42% số LĐN muốn về hưu ở độ tuổi 50; có 30% số LĐN muốn về hưu ở độ tuổi 55 và chỉ có 3% muốn làm việc đến 60 tuổi.
Ở khu vực HCSN, do điều kiện, môi trường làm việc tốt hơn, vì vậy LĐN khu vực này có thể kéo dài tuổi làm việc thêm 3 năm - lên 58 tuổi. Riêng đối với LĐN có trình độ chuyên môn cao, những người có học vị tiến sĩ; học hàm giáo sư, phó giáo sư làm việc đúng chuyên ngành thì nên làm việc đến 60 tuổi.
- Xin cảm ơn Viện trưởng!Ý kiến bạn đọc
MINH TRI - 24/02/2013 10:58 GIẢI PHÁP TĂNG QŨY BHXH KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI TĂNG TUỔI NGHĨ HƯU Theo quy định hiện nay Bộ luật lao động tuổi nghĩ hưu đối với nam đúng 60, nữ đúng 55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Qua tính toán của ngành bảo hiểm, nếu kéo dài thời gian người lao động nghĩ hưu ,thì qũy bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên đó là điều tất nhiên. Tuy nhiên nhìn vào thể trạng sức khoẻ của người việt nam, không thể nào bằng thể trạng sức khoẻ của người dân ở các nước phương tây được, do thu nhập và mức sống của họ cao hơn ta nhiều. Cứ nhìn vào cầu thủ bóng đá của nước ta, so với cầu thủ của các câu lạc bộ bóng đá châu âu thì cũng đã rõ. Với thu nhập và mức sống của người lao động ở nước ta hiện nay, thì độ tuổi nghĩ hưu như vậy là phù hợp. Ở nứơc ta, phần đa tuổi kết hôn của những cặp vợ chồng đều là người Việt nam, thường thường chênh lệch nhau giữa nam và nữ từ 3 đến 5 tuổi ; nếu như tuổi về hưu nam và nữ bẳng nhau , thì người chồng về hưu trước, trong khi đó người vợ vẫn tiếp tục đi làm việc, mãi đến 3 hay 5 năm sau người vợ mới được nghĩ hưu , rõ ràng cuộc sống trong gia đình sẽ không được vui, do vậy việc quy định chênh lệch tuổi nghĩ hưu giữa nam và nữ theo quy định của bộ luật lao động hiện nay là phù hợp. Trong thời gian vừa qua, thực hiện nghĩ hưu theo quy định hiện nay, thì hàng năm có trên 100.000 người lao động nghĩ hưu, như vậy cũng chính là tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lớp trẻ mới ra trường, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có năng lực thay thế các vị trí lãnh đạo chủ chốt các ngành nghề trong xã hội, phát huy được năng lực sở trường của mình phục vụ cho đất nước. Để có thể tăng thêm nguồn qũy bảo hiểm xã hội , đề nghị điều kiện về hưu cần nâng mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đối với nữ là từ 25 năm , đối với nam là từ 30 năm. Vì thực tế hiện nay các em sinh viên học chuyên môn sau khi ra trường công tác thường ở độ tuổi 23 đến 25, nếu công tác được 30 năm, đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, thì mới đến 55 tuổi thôi. Hiện nay đất nước ta trong thời bình, cho nên đối với các lực lượng vũ trang Quân đội và Công an cũng cần quy định tuổi nghĩ hưu giống như luật công chức, viên chức nhà nước, vì trong thời gian vừa qua nhiều sĩ quan về nghỉ hưu quá sớm nhiều người mới trên 40 hoặc 50 tuổi là đã nghỉ hưu rồi, trong khi đó lương và phụ cấp cao nên chế độ hưởng lương hưu cũng rất cao so với đối tượng công chức, viên chức khác, do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn qũy bảo hiểm xã hội hiện nay . Nếu thực hiện được độ tuổi nghỉ hưu như công chức, viên chức, chắc chắn nguồn thu bảo hiểm xã hội sẽ tăng. Để tăng thêm nguồn thu Bảo hiểm xã hội Chính phủ cho phép ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam được sử dụng qũy bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa sử dụng, nhàn rỗi cho các ngân hàng thương mại vay , lãi thu được từ ngân hàng bổ sung thêm cho nguồn bảo hiểm xã hội Việt nam. Qua phân tích trên đề xuất giữ nguyên quy định về độ tuổi hưu như hiện nay nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi, đồng thời, linh hoạt đối với 2 nhóm đối tượng. Thứ nhất là giảm tuổi nghỉ hưu đối với nhóm đối tượng làm việc ở vùng sâu, vùng xa, nơi độc hại nguy hiểm và lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu đối với nhóm là những người có trình độchuyên môn kỹ thuật cao như phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học và bác sĩ. MINH TRÍ