Tập Cận Bình phớt lờ sức ép của ASEAN về Biển Đông

Thứ hai - 07/10/2013 03:08 1.048 0
ôm nay (3/10), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra bình thản trước sức ép của ASEAN về vấn đề tranh chấp chủ quyền ngày càng căng thẳng trên Biển Đông và chỉ nhắc lại lời kêu gọi đối thoại.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trước các nghị sĩ quốc hội Indonesia, ông Tập không “đả động” gì tới yêu cầu của các nước trong khu vực, với sự hưởng ứng của Washington, rằng Bắc Kinh phải giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền qua các cuộc đàm phán đa phương chứ không phải thương lượng song phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trong cuộc họp báo chung tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Jakarta ngày 2/10.

Dự kiến vấn đề Biển Đông sẽ phủ bóng lên 2 Hội nghị thượng đỉnh của khu vực gồm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Brunei trong tuần tới và Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bali, Indonesia từ 1/10-8/10.

“Về sự bất đồng và tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hàng hải, hai bên phải luôn đề cao các biện pháp hòa bình nhằm duy trì mối quan hệ song phương tổng thể và sự ổn định của khu vực”, ông Tập Cận Bình phát biểu.

“Trung Quốc phát triển theo hướng trở thành một lực lượng hòa bình và hữu nghị trên thế giới, đem lại cơ hội phát triển chứ không phải mối đe dọa cho châu Á và thế giới”, ông Tập nói.

Tháng trước, Phiippines cáo buộc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC) bằng việc xây các cột bê tông tại bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Dư luận trong khu vực lo ngại rằng việc Trung Quốc dựa vào sức mạnh hải quân ngày càng tăng của mình để khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển giàu tài nguyên dầu khí này có thể dẫn tới một cuộc xung đột có vũ trang.

Indonesia, quốc gia Đông Nam Á không tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, tự nguyện làm trung gian hòa giải và đã từng chỉ trích Trung Quốc không tỏ ra kiềm chế trong các cuộc tranh chấp.

“Điều chúng tôi mong đợi được nghe từ Chủ tịch Tập Cận Bình là liệu Trung Quốc có thiện chí trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông không. Nhưng ông ấy không đề cập gì tới vấn đề này cả nên tôi cảm thấy rất thất vọng”, nghị sĩ Tantowi Yahya nói.

Ông Tập muốn dùng chuyến thăm Indonesia để đẩy mạnh mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á và cho biết Trung Quốc hi vọng kim ngạch thương mại với ASEAN sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Sau Indonesia, ông Tập sẽ tới thăm Malaysia.

Hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Indonesia sau Nhật Bản. Dự kiến trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai bên sẽ kí kết một loạt thỏa thuận, chủ yếu ở lĩnh vực khai khoáng, trị giá hơn 30 tỷ USD.

Chỉ có khoảng 1/3 số nghị sĩ quốc hội Indonesia tham dự bài phát biểu của ông Tập, bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài tại quốc hội nước này.

Theo Infonet
Ý kiến bạn đọc
CẦN CÓ BƯỚC ĐI THÍCH HỢP NẾU TRUNG QUỐC KHÔNG THÔNG QUA BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG ( COC ) Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”.Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Do vậy nước ta không thể đàm phán song phương với Trung Quốc được sẽ là bất lợi, vì Trung Quốc không theo luật pháp quốc tế để đàm phán. Ông Russelhiện là giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng nói việc Trung Quốc khăng khăng chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp là “không thể chấp nhận”, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ với những nỗ lực đàm phán theo nhóm của các nước Đông Nam Á và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại khu vực. Nhà báoWilliam Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Các vấn đề tranh chấp thường tác động tới cả một khu vực rộng lớn liên quan đến nhiều nước, do đó cần tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách cách thức giải quyết tranh chấp là tốt nhất. Nếu các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng hợp tác để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông chắc chắn sẽ thành công. Từ xưa đến nay Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, qua Báo chí quốc tế đã phân tích: Dư luận các nước và ngay cả dư luận Trung Quốc đều thống nhất “Trung Quốc hai mặt” trong chính sách đối ngoại. Trung Quốc từ trước tới nay đều thực hiện chính sách hai mặt. Một mặt bề ngoài tỏ ra thân thiện, nhưng mặt khác và là mặt chủ yếu là luôn ỷ thế nước lớn đe dọa các nước khác, nhất là các nước láng giềng. Thực tế khi đến ngoại giao với các nước trong khu vực biển đông thì nói là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng khi thực hiện thì hành động ngược lại xua tàu đánh cá và tàu hải giám vào các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác. Gặp phải nước mạnh như Nga có những biện pháp kiên quyết cần thiết bắt tạm giữ tàu và người vi phạm đưa ra khởi tố xét xử theo luật pháp của nước sở tại thì Trung Quốc nhúng nhường, còn các nước yếu hơn mình thì hùng hổ cho rằng các nước vi phạm chủ quyền. Vừa qua tại hội nghị không chính thức tại Hua Hin Thái lan ngày 14/8, các bộ trưởng ngoại giao Asian đã xác định quan điểm chung cùng đưa việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ra đàm phán với Trung Quốc trong cuộc họp ở Bắc Kinh từ 28 - 30.8 tại Bắc Kinh. Đây là tín hiệu tốt, nhưng không biết thái độ của Trung quốc có ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử trên biển đông (COC) trong cuộc họp đàm phán sắp tới hay không? Nếu Trung quốc đồng thuận đây là bước đầu thuận lợi giảm sự căng thẳng trên khu vực biển đông, nếu họ cố tình trì hoãn kéo dài thời gian đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các nước ASIAN phải có những giải pháp tiếp theo. Điều quan trọng là làm thế nào các nước trên thế giới hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển Đông cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Gỉai pháp cuối cùng bằng biện pháp hòa bình không sử dụng vũ lực trong quá trình tranh chấp vùng biển đông, nếu Trung quốc không thống nhất Bộ quy tắc ứng xử (COC) thì các nước ASIAN phải đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Như hiện nay Philipines đã quyết định đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông ra Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc, Tòa án Quốc tế đã thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử trong thời gian tới. Có như vậy Trung Quốc không thể đạt được mục đích bản đồ "đường lưỡi bò" trên vùng biển Đông. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,319
  • Tháng hiện tại44,987
  • Tổng lượt truy cập41,225,588
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây